Hướng dẫn ghi ngành nghề kinh doanh

Thứ 3 , 19/11/2024, 10:38


Hoạt động ghi ngành nghề kinh doanh là hoạt động cần thiết để thành lập doanh nghiệp. Sau đây Luật Toàn Quốc sẽ Hướng dẫn bạn đọc ghi ngành nghề kinh doanh. 

1. Ngành nghề kinh doanh là gì?

     Ngành nghề kinh doanh là ngành nghề được xác lập từ mục đích đầu tư thành lập và chiến lược phát triển doanh nghiệp, do chủ sở hữu quy định và giao cho doanh nghiệp thực hiện khi thành lập và trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, ngành nghề kinh doanh là ngành kinh tế được phân loại theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng chính phủ ban hành và có mã từng ngành được phân theo nhóm. 

     Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

2. Hướng dẫn ghi ngành nghề kinh doanh

2.1 Ghi theo mã ngành cấp 4 của Hệ thống ngành kinh tế

     Khi đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp phải lựa chọn ngành kinh tế cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 28/2018/QĐ-TTg áp dụng từ ngày 20/08/2018.

     Hệ thống ngành kinh tế được phân hóa từ cấp 1 đến cấp 5 tương ứng với số chữ số trong mã ngành đó.

     Khi chọn mã ngành để đăng ký, doanh nghiệp phải đăng ký bằng mã ngành cấp 4 – có 4 số. Sau đó ghi mã ngành cấp 5 hoặc diễn giải chi tiết ngành nghề kinh doanh.

     Ví dụ:

STT

Tên ngành

Mã ngành

01

Xây dựng nhà để ở

4101

02

Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động

5610

2.2 Ghi theo ngành nghề quy định tại các văn bản chuyên ngành

  • Đối với ngành nghề kinh doanh thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện (về vốn pháp định, chứng chỉ,…), danh mục ngành nghề kinh doanh cấm kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh, ngoài mã ngành cấp 4, phải ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật.
  • Đối với các ngành nghề không được ghi nhận thành một ngành nghề cụ thể  trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (không có mã ngành riêng), nhưng được quy định trong các văn bản pháp luật khác, thì ghi chi tiết theo văn bản đó

     Doanh nghiệp có thể chọn mã ngành cấp 4 có liên quan đến ngành nghề mình kinh doanh và thường có các dạng cấu trúc sau:

     + Hoạt động …khác

     + Hoạt động có liên quan đến … khác

     + Hoạt động … chưa được phân vào đâu.

     + … khác

     + … chưa được phân vào đâu.

     Sau đó có thể ghi thêm mã ngành cấp 5 phù hợp rồi bổ sung thêm diễn giải chi tiết bên dưới hoặc ghi trực tiếp chi tiết sau mã ngành cấp 4.

     Ví dụ:

STT

Tên ngành

Mã ngành

01

Hoạt động viễn thông khác

Chi tiết: Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

6190

 

     Lưu ý với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện:

  • Ngành nghề được quy định tại những văn bản pháp luật khác nhau thì ghi ngành nghề đăng ký kinh doanh theo văn bản pháp luật đó.
  • Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện (giấy phép hay các điều kiện cần đáp ứng) theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.
  • Trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính để được cấp giấy phép hoặc thực hiện các điều kiện doanh nghiệp không phải ghi ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Các ngành nghề buôn bán mà tài sản có thể đấu giá được như mua bán ô tô, xe máy hoặc đặt hàng qua mạng internet phải ghi loại trừ hoạt động đấu giá tài sản.
  • Khi đăng ký kinh doanh một số mã ngành doanh nghiệp cần lưu ý bổ sung câu cam kết sau các mã ngành này như: Sản xuất hóa chất cơ bản (mã ngành: 2011) phải ghi (không hoạt động tại trụ sở) đối với doanh nghiệp không sản xuất trong khu công nghiệp…

2.3 Cách ghi ngành nghề không có trong Hệ thống ngành kinh tế

  • Trường hợp ngành nghề không có trong Hệ thống ngành kinh tế và cũng không có văn bản pháp luật thực tế điều chỉnh người thành lập doanh nghiệp cần làm công văn giải trình với Phòng đăng ký kinh doanh về thực tiễn tồn tại ngành nghề kinh doanh để cơ quan này được rõ.
  • Phòng đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

3. Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh ở đâu?

     Doanh nghiệp có thể tra cứ mã ngành nghề kinh doanh bằng cách truy cập vào website chính thức của Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ hoặc tra cứu trong Nghị quyết  27/2018/QĐ-TTg.

     Tuy nhiên, phương thức trên đều có một nhược điểm đó là người tra cứu phải tự mình dò tìm vì cả hai đều chỉ mang tính chất tổng hợp ngành nghề mà không có thông tin gì khác. Vì vậy, độ chính xác của các phương thức này không cao và khá mất thời gian. Doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh của Luật Toàn Quốc để có được câu trả lời chính xác và nhanh chóng nhất.

     Một lưu ý nhỏ là trong quá trình tra cứu, người tra cứu có thể tìm kiếm thông tin mã ngành của các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh tương tự với mình và đối chiếu với danh mục ngành nghề kinh doanh để tìm được mã ngành phù hợp.

4. Hỏi đáp về Hướng dẫn ghi ngành nghề kinh doanh

Câu hỏi 1: Doanh nghiệp có thể bổ sung ngành nghề kinh doanh không?

     Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật đầu tư 2020 có quy định “doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm”. Như vậy, doanh nghiệp có thể tự do bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh đã đăng ký sau khi đã thành lập doanh nghiệp và hoạt động. đồng thời phải thực hiện quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi bổ sung về ngành, nghề kinh doanh.

Câu hỏi 2: Trường hợp kinh doanh ngành nghề bị pháp luật cấm thì bị xử lý như thế nào?

     Trường hợp kinh doanh ngành nghề bị pháp luật cấm ngoài việc không được đăng ký doanh nghiệp, nếu như các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề bị cấm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như đối với hành vi kinh doanh mại dâm với nhiều hành vi khác nhau như chứa mại dâm, môi giới mại dâm, mua dâm,… với mức phạt cao nhất có thể lên đến 7 -15 năm tù (tội môi giới mại dâm) hoặc chung thân (tội chứa mại dâm). Đối với hoạt động kinh doanh mua bán người, mô, bộ phận cơ thể người cũng là tội phạm được quy định trong BLHS 2015 với khung hình phạt tăng nặng cao nhất là tù chung thân.

     Bài viết có liên quan:

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Hướng dẫn ghi ngành nghề kinh doanh

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Hướng dẫn ghi ngành nghề kinh doanh. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi câu hỏi về Hướng dẫn ghi ngành nghề kinh doanh tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

                                                                                                                         Chuyên viên: Thu Thủy
Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]