Tiêu chuẩn để trở thành thành viên hội đồng quản trị

Thứ 7 , 05/08/2023, 12:00


Thành viên hội đồng quản trị là ai? Tiêu chuẩn để trở thành thành viên hội đồng quản trị bao gồm những gì? Các quy định pháp luật về vấn đề này như thế nào? Bài viết sau đây của Luật Toàn Quốc sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

 

 Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư giải đáp như sau: Tiêu chuẩn để trở thành thành viên hội đồng quản trị bao gồm những gì? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời của Luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Tiêu chuẩn để trở thành thành viên hội đồng quản trị, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020

Nội dung tư vấn:

1. Thành viên hội đồng quản trị là ai?

      Căn cứ khoản 1 điều 153 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về hội đồng quản trị như sau:

Điều 153. Hội đồng quản trị

1. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

      Như vậy có thể hiểu thành viên hội đồng quản trị là những người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và thay mặt các cổ đông quyết định các vấn đề quan trọng trong công ty.

2. Tiêu chuẩn để trở thành thành viên hội đồng quản trị:

      Căn cứ Điều 155 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về cơ cấu tổ chức, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên của Hội đồng quản trị như sau:

Điều 155. Cơ cấu tổ chức, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên của Hội đồng quản trị

1. Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;

b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

c) Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác;

d) Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này thì thành viên Hội đồng quản trị không được là người có quan hệ gia đình của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.

2. Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, thành viên độc lập Hội đồng quản trị theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 137 của Luật này phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó;

b) Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định;

c) Không phải là người có vợ hoặc chồng, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;

d) Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty;

đ) Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó, trừ trường hợp được bổ nhiệm liên tục 02 nhiệm kỳ.

3. Thành viên độc lập Hội đồng quản trị phải thông báo với Hội đồng quản trị về việc không còn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này và đương nhiên không còn là thành viên độc lập Hội đồng quản trị kể từ ngày không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện. Hội đồng quản trị phải thông báo trường hợp thành viên độc lập Hội đồng quản trị không còn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông gần nhất hoặc triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông để bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên độc lập Hội đồng quản trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của thành viên độc lập Hội đồng quản trị có liên quan.

      Như vậy: theo quy định của Luật doanh nghiệp, thành viên của Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, nhưng phải có đủ năng lực hành vi dân sự, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh như quản trị nhân lực, quản trị chất lượng, quản trị doanh nghiệp… hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty ví dụ như quản trị kinh doanh bất động sản, quản trị kinh doanh du lịch và khách sạn, quản trị kinh doanh nông nghiệp… và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cũng theo quy định trên, khi Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn và điều kiện khác với tiêu chuẩn và điều kiện trong quy định của Luật Doanh nghiệp thì áp dụng tiêu chuẩn và điều kiện do Điều lệ công ty quy định.

      Đối với một số ngành nghề kinh doanh, pháp luật có thể quy định tiêu chuẩn chuyên môn hoặc tiêu chuẩn khác cho thành viên Hội đồng quản trị. Trong những trường hợp có quy định pháp luật, thành viên Hội đồng quản trị phải đáp ứng những tiêu chuẩn này.

3. Nhiệm kỳ và số lượng thành viên Hội đồng quản trị

  •       Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng thành viên Hội đồng quản trị.

  •       Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên độc lập Hội đồng quản trị không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Số lượng, thời hạn cụ thể của nhiệm kỳ, số thành viên Hội đồng quản trị phải thường trú ở Việt Nam do Điều lệ công ty quy định.
  •       Trường hợp tất cả thành viên Hội đồng quản trị cùng kết thúc nhiệm kỳ thì các thành viên đó tiếp tục là thành viên Hội đồng quản trị cho đến khi có thành viên mới được bầu thay thế và tiếp quản công việc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
  •       Thành viên độc lập Hội đồng quản trị phải thông báo với Hội đồng quản trị về việc không còn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này và đương nhiên không còn là thành viên độc lập Hội đồng quản trị kể từ ngày không đáp ứng đủ điều kiện. Hội đồng quản trị phải thông báo trường hợp thành viên độc lập Hội đồng quản trị không còn đáp ứng đủ điều kiện tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông gần nhất hoặc triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông để bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên độc lập Hội đồng quản trị đó trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của thành viên độc lập Hội đồng quản trị có liên qua.

4. Hỏi đáp về Tiêu chuẩn để trở thành thành viên hội đồng quản trị:

Câu hỏi 1: Chủ tịch UBND xã có thể trở thành thành viên hội đồng quản trị không?

     Căn cứ khoản 1 điều 21 Luật cán bộ công chức năm 2008 và khoản điểm a khoản 1 điều 155 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về cơ cấu, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên hội đồng quản trị thì Chủ tịch UBND xã không thể trở thành thành viên hội đồng quản trị.

Câu hỏi 2: Theo quy định pháp luật một người có thể là thành viên hội đồng quản trị của nhiều công ty không?

     Theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 155 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì: Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác.

      Như vậy theo quy định pháp luật hiện hành: Một người có thể là thành viên hội đồng quản trị của nhiều công ty.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Tiêu chuẩn để trở thành thành viên hội đồng quản trị

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Tiêu chuẩn để trở thành thành viên hội đồng quản trị. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi câu hỏi về Tiêu chuẩn để trở thành thành viên hội đồng quản trị tới địa chỉ: lienheluattoanquoc.vn@gmail.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

   Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.                                             

                                                                                                               Chuyên viên: Thu Thủy 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com