Dùng bằng giả đi xin việc có bị đi tù không
Thứ 6 , 22/11/2024, 10:38
1. Bằng giả là gì?
Hiện nay trong các văn bản quy phạm pháp luật không đưa ra định nghĩa cụ thể về bằng giả. Có thể hiểu bằng giả là những hành động sử dụng các công nghệ tiên tiến làm giả giấy chứng nhận, giấy tờ, văn bản có dấu đỏ, in phôi giống hệt với các giấy tờ gốc và bản thật mà các tổ chức, cơ quan, trường học cấp khi một cá nhân đã hoàn thành xong khóa tốt nghiệp hoặc lấy quyết định, kết quả chứng nhận nào đó. Được sử dụng ở rất nhiều các lĩnh vực và khía cạnh, đặc biệt là khi chủ thể không muốn thực hiện hoạt động nào đó mà cần đến giấy chứng nhận thì sẽ làm bằng giả để lấy kết quả công nhận việc mình đã thực hiện hoạt động đó.
2. Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động của người lao động
Khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Điều 16. Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động
...
2. Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
Như vậy, theo quy định trên, cung cấp trung thực thông tin và trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp khi giao kết hợp đồng lao động là một nghĩa vụ của người lao động và hành vi dùng bằng cấp, chứng chỉ giả là một hành vi không được phép thực hiện.
3. Hành vi dùng bằng giả khi đi xin việc bị xử lý như thế nào?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, tùy vào mức độ nghiêm trọng mà hành vi dùng bằng giả khi đi xin việc có thể bị Truy cứu trách nhiệm hình sự
Điều 341 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:
Điều 341: Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Từ quy định trên có thể thấy có 3 khung hình phạt có thể áp dụng đối với hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Ngoài hình phạt chính còn có thể áp dụng 1 hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Hành vì dùng bằng giả khi đi xin việc có thể coi là một hình thức của hành vi sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, do đó người thực hiện hành vi này có thể coi là thực hiện tội phạm. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi mà người thực hiện có thể bị truy cứu các khung xửa phạt khác nhau, nặng nhất có thể lên đến 07 năm tù.
4. Hỏi đáp về Dùng bằng giả đi xin việc có bị đi tù không?
Câu hỏi 1: Người sử dụng lao động phát hiện người lao động cung cấp hồ sơ, bằng cấp giả có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Điểm g Khoản 1 ĐIều 36 Bộ luật lao động 2019 quy định về các trường hợp mà người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
...
g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
Như vây khi phát hiện người lao động sử dụng bằng cấp, hồ sơ giả thi người lao động hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Câu hỏi 2: Viên chức thực hiện hành vi sử dụng bằng cấp giả sẽ bị xử lý như thế nào?
Khoản 4 Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 19: Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
…
4. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;”
Như vậy, ngoài bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự, đối với người lao động là viên chức khi có hành vi sử dụng bằng cấp giả để được tuyển dụng vào làm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị sẽ phải chịu hình thức ký luật buộc thôi việc.
Bài viết liên quan:
Để được tư vấn chi tiết về các quy định liên quan đến vấn đề Dùng bằng giả đi xin việc có đi tù không, khách hàng xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 19006178 để được hỗ trợ.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Chuyên viên: Phạm Đắc Thơm
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]