Quy định pháp luật về định giá tài sản trong tố tụng hình sự

Thứ 3 , 30/01/2024, 15:41


     Giám định tài sản là một hoạt động quan trọng của quá trình tố tụng hình sự, góp phần giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định đúng đắn, khách quan để giải quyết vụ án hình sự. Vậy pháp luật quy định như thế nào về định giá tài sản trong tố tụng hình sự: yêu cầu định giá, thời hạn định giá, tiến hành định giá,... Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu qua bài viết dưới đây

1. Yêu cầu định giá tài sản trong tố tụng hình sự

     Chủ thể có thẩm quyền yêu cầu định giá tài sản trong tố tụng hình sự là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Cụ thể, khi thấy cần thiết phải xác định giá của một tài sản nào đó để giải quyết các vụ án hình sự liên quan đến tài sản như tội trộm cắp tài sản, tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản,... cơ quan tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá tài sản (Theo khoản 1 Điều 215 Bộ luật TTHS 2015)

     Văn bản yêu cầu định giá tài sản phải được lập và giao hoặc gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản, hồ sơ, đối tượng yêu cầu định giá tài sản cho Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra văn bản. Đồng thời, văn bản đó cũng phải được gửi cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành qyền công tố và kiểm sát điều tra 

     Văn bản yêu cầu định giá tài sản cần được lập theo mẫu thống nhất, thông thường thì phải có các nội dung như sau:

  • Tên cơ quan yêu cầu định giá; họ tên người có thẩm quyền yêu cầu định giá
  • Tên Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu
  • Thông tin và đặc điểm của tài sản cần định giá
  • Tên tài liệu có liên quan (nếu có)
  • Nội dung yêu cầu định giá tài sản
  • Ngày, tháng, năm yêu cầu định giá tài sản, thời hạn trả kết luận định giá tài sản

2. Định giá lại tài sản trong tố tụng hình sự

     Để bảo đảm tính chính xác, khách quan trong giải quyết vụ án hình sự, pháp luật quy định về định giá lại tài sản trong trường hợp có nghi ngờ tính đúng đắn của kết luận định giá. Theo đó, Điều 281 và 220 Bộ luật TTHS 2015 quy định lần lượt về định giá lại tài sản và định giá lại tài sản trong trường hợp đặc biệt. Cụ thể:

     Nếu có nghi ngờ kết luậ định giá lần đầu, cơ quan tiến hành tố tụng có thể tự mình hoặc theo đề nghị của người bị buộc tội, người tham gia tố tụng khác ra văn bản yêu cầu định giá lại tài sản. Việc định giá lại tài sản phải do Hội đồng định giá tài sản cấp trên trực tiếp thực hiện

     Trường hợp kết luận định giá lần đầu và kết luận định giá lại có sự mâu thuẫn về giá của tài sản, cơ quan tiến hành tố tụng phải ra văn bản yêu cầu định giá lại lần thứ hai. Kết luận định giá lại trong trường hợp này được sử dụng để giải quyết vụ án

     Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc định giá lại tài sản khi đã có kết luận định giá lần thứ hai. Để bảo đảm tính khách quan, lần tiến hành định giá này phải do Hội đồng định giá mưới thực hiện. Những người đã tham gia định giá trước đó không được định giá lại. Và kết luận định giá lại trong trường hợp này được sử dụng để giải quyết vụ án

3. Kết luận định giá tài sản trong tố tụng hình sự

     Kết luận định giá tài sản trong tố tụng hình sự là văn bản ghi rõ kết luận về giá của tài sản theo nội dung yêu cầu định giá và các nội dung khác theo quy định của pháp luật. Cơ quan yêu cầu giám định có quyền yêu cầu Hội đồng định giá giải thích kết luận định giá hoặc hỏi thêm về những tình tiết cần thiết để làm sáng tỏ nội dung kết luận định giá (Theo khoản 1, khoản 3 Điều 221 Bộ luật TTHS)

     Kể từ khi ra kết luận định giá tài sản, Hội đồng định giá tài sản phải gửi kết luận cho cơ quan, hoặc người yêu cầu định giá tài sản trong thời hạn 24 giờ

     Kể từ khi nhận được kết luận định giá tài sản, cơ quan, người đã yêu cầu định giá phải gửi kết luận định giá tài sản cho Viện kiểm sát trong thời hạn 24 giờ     

4. Hỏi đáp về định giá tài sản trong tố tụng hình sự

Câu hỏi 1: Thời hạn định giá tài sản được quy định như thế nào?

     Theo Điều 261 Bộ luật TTHS 2015, về thời hạn, việc thực hiện định giá tài sản, trả kết luận định giá tài sản được thực hiện theo thời hạn đã nêu trong văn bản yêu cầu định giá tài sản

     Trường hợp thời hạn trong văn bản quá gấp hoặc Hội đồng định giá tài sản không thể tiến hành trong thời hạn được yêu cầu thì phải thông báo lại bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do về việc không thể trả kết luận theo thời hạn

Câu hỏi 2: Nếu tài sản bị thất lạc hoặc không còn nữa thì có định giá được không?

     Căn cứ Điều 219 Bộ luật TTHS 2015, pháp luật vẫn dự liệu trường hợp tài sản bị thất lạc hoặc không còn. Theo đó, trong trường hợp này thì việc định giá được thực hiện theo hồ sơ của tài sản trên cơ sở các thông tin, tài liệu thu thập được về tài sản cần định giá

Câu hỏi 3: Định giá tài sản được tiến hành như thế nào?

     Theo Điều 217, việc định giá tài sản do Hội đồng định giá tài sản tiến hành. Phiên họp định giá tài sản có thể thực hiện tại nơi có tài sản được định giá hoặc nơi khác theo quyết định của Hội đồng định giá tài sản

     Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có thể tham dự phiên họp định giá tài sản nhưng phải báo trước cho Hội đồng định giá tài sản biết, khi được dự đồng ý thì có quyền đưa ra ý kiến

     Trình tự, thủ tục cụ thể của định giá tài sản được quy định chi tiết trong Nghị định số 30/2018/NĐ-CP 

Bài viết liên quan:

      Để được tư vấn chi tiết về định giá tài sản trong tố tụng hình sự, khách hàng xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 19006178 để được hỗ trợ.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Hải Đường

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com