Dịch vụ luật sư bào chữa cho bị cáo - Luật Toàn Quốc

Thứ 5 , 07/11/2024, 16:42


Trong vụ án hình sự, luật sư có vai trò vô cùng quan trọng đặc biệt là vai trò bào chữa cho bị cáo. Bởi chính thông qua vai trò bào chữa cho bị cáo Luật sư có thể đưa ra các tình tiết, sự kiện và các quy định của pháp luật liên quan đến vụ án hình sự qua đó làm rõ hành vi phạm tội, tránh án sai đối với bị cáo, đảm bảo quyền lợi hợp lý cho bị cáo trong quá trình điều tra xét xử vụ án hình sự.

1. Vai trò của Luật sư trong vụ án hình sự.

     Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng). Luật sư phải đảm bảo các tiêu chuẩn nhất định và hoạt động theo nguyên tắc do luật định. 

     Trong vụ án hình sự Luật sư có vai trò vô cùng quan trọng, họ vừa là người có trình độ am hiểu về quy định pháp luật, đại diện cho thân chủ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm hại. Luật sư bào chữa cho bị cáo không chỉ đơn giản là việc Luật sư thực hiện một công việc có trả lương mà còn là trách nhiệm, là đạo đức nghề nghiệp. Một người Luật sư có tài có tâm đối với nghề luôn đặt mục tiêu bảo vệ cho chính thân chủ của mình dựa trên các quy định pháp luật, không trái quy định, không trái đạo đức. 

     Sự phát triển của nền kinh tế hiện nay đã kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề khác nhau. Nghề Luật sư chính là nghề thu hút được nhiều người bởi sự đam mê và tiềm năng của nó. Hiện nay trong vụ án hình sựcho dù là bị can, bị cáo hay bị hại đều tìm đến sử dụng dịch vụ Luật sư để được bảo vệ lợi ích của chính mình. Việc nhờ Luật sư bào chữa cho bị cáo giống như một biện pháp an toàn tất yếu đối với bị cáo, nhờ Luật sư mà nhiều vụ án trên thực tế được làm sáng tỏ, oan sai được sửa.

2. Ai có quyền nhờ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự.

     Điều 16 BLTTHS quy định trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền THTT trong việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự. Theo đó, người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền THTT có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này. 

     Và Điều 16 BLTTHS 2015 cũng nêu rõ người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc nhờ người khác bào chữa, người bị buộc tội ở đây là người bị bắt, người bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị báo. Trong vụ án hình sự, bị cáo có quyền mời Luật sư bào chữa cho mình, đại diện bảo vệ lợi ích cho chính bị cáo. 

     Như vậy, bị cáo có quyền nhờ Luật sư bào chữa, pháp luật quy định về quyền được nhờ Luật sư bào chữa của bị cáo như sự tiến bộ, dân chủ, để bị cáo cũng được lựa chọn tốt nhất cho bản thân khi đối mặt với cơ quan nhà nước, với quy định pháp luật hay là cơ hội để bị cáo làm rõ vấn đề của mình.

3. Thủ tục nhờ Luật sư bào chữa cho bị cáo trong vụ án hình sự.

     Luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo trong suốt quá trình tố tụng vụ án hình sự, để bảo vệ tốt nhất lợi ích cho khách hàng.

     Theo quy định tại Điều 75 BLTTHS 2015, người bị buộc tội hoặc người thân của họ có quyền gửi đơn yêu cầu bào chữa đến Luật sư để nhờ Luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ cho người bị buộc tội.

     Khi đồng ý bào chữa cho người bị buộc tội, Luật sư thực hiện thủ tục đăng ký bào chữa theo quy định tại Điều 78 BLTTHS 2015.

     Khi tiếp nhận thủ tục đăng ký bào chữa từ Luật sư, nếu không thuộc trường hợp bắt buộc từ chối thì cơ quan tiến hành tố tục sẽ vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án. 

4. Những công việc của luật sư khi bào chữa cho bị cáo.

     Theo Bộ Luật tố tụng hình sự, khi bào chữa Luật sư có thể thực hiện các công việc dưới đây, đồng thời có các nghĩa vụ nhất định để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người được bào chữa.

  • Gặp, hỏi người bị buộc tội;
  • Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;
  • Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
  • Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này
  • Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
  • Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
  • Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  • Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;
  • Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;
  • Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của Bộ luật này.

5. Dịch vụ luật sư bào chữa cho bị cáo của Luật Toàn Quốc

5.1 Quy trình cung cấp dịch vụ Luật sư bào chữa cho bị cáo của Luật Toàn Quốc

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và yêu cầu của người nhà bị cáo;

Bước 2: Tổ chức, Luật sư tiếp nhận và báo phí, thù lao bào chữa;

Bước 3: Ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thanh toán phí theo thỏa thuận;

Bước 4: Cử luật sư chuyên môn về hình sự thực hiện thủ tục đăng ký bào chữa, vào tiếp xúc bị can, bị cáo và hồ sơ vụ án. Tiếp đó, luật sư bào chữa sẽ cập nhật tiến độ và theo sát quá trình giải quyết vụ án để bảo vệ cho bị can, bị cáo.

5.2 Cách thức liên hệ sử dụng dịch vụ Luật sư bào chữa cho bị cáo của Luật Toàn Quốc

  • Liên hệ qua tổng đài: 19006178
  • Gửi yêu cầu qua Email: [email protected].
  • Trực tiếp tại Văn phòng: số 463 Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

5.3 Cam kết của Luật Toàn Quốc về dịch vụ luật sư bào chữa cho bị cáo

      Để trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng, dịch vụ luật sư tranh tụng hình sự của chúng tôi không chỉ đáp ứng các điều yêu cầu của khách hàng mà còn đem đến những cam kết đầy tin cậy:

     - Về nhân sự: Đội ngũ luật sư chuyên về tranh tụng hình sự có kiến thức chuyên môn vững vàng, năng lực ứng biến và xử lý tình huống linh hoạt và khéo léo, đồng thời có kinh nghiệm phong phú, dày dặn.

    - Về chất lượng: Chúng tôi cam kết sẽ giải quyết các yêu cầu của khách hàng một cách tận tậm nhất, bảo vệ quyền và lợi ích cho thân chủ đồng thời giảm tối đa trách nhiệm hình sự.

    - Về thông tin của khách hàng: Mọi thông tin cá nhân và bí mật đời tư của khách hàng sẽ được lắng nghe trên tinh thần tôn trọng và trách nhiệm bảo mật tuyệt đối.

     - Về chi phí dịch vụ: Hiện nay chúng tôi có hai cách xác định chi phí là trọn gói hoặc theo vụ việc. Luật Toàn Quốc đem đến chi phí hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của khách hàng và yêu cầu công việc.

6. Hỏi đáp về dịch vụ luật sư bào chữa cho bị cáo:

Câu hỏi 1: Bị cáo là gì?

     Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015, cụ thể tại khoản 1 Điều 61 thì bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật.

Câu hỏi 2: Trường hợp nào bắt buộc phải có trong vụ án hình sự?

      Trong các trường hợp sau đây, nếu không mời được người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền phải chỉ định người bào chữa:

  • Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
  • Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.

    Theo đó, trong 2 trường hợp nêu trên bắt buộc phải có người bào chữa nếu không mời được thì phải chỉ định người bào chữa. Sự tham gia của người bào chữa vào những vụ án này không phụ thuộc vào ý chí của bị can, bị cáo.

Câu hỏi 3:  Thời điểm Luật sư có thể tham gia bào chữa trong vụ án hình sự?

     Theo Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, thời điểm luật sư bào chữa tham gia tố tụng là từ khi khởi tố bị can.

     Trường hợp bắt, tạm giữ người thì Luật sư tham gia từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

      Đối với trường hợp cần giữ bí mật điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để Luật sư tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Câu hỏi 4: Người có quyền thay đổi hoặc từ chối người bào chữa?

     Những người sau đây có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa:
  • Người bị buộc tội;
  • Người đại diện của người bị buộc tội;
  • Người thân thích của người bị buộc tội.
      Mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật tố tụng hình sự.
Câu hỏi 5: Nghĩa vụ  của bị cáo theo bộ luật tố tụng hình sự?
Bị cáo có nghĩa vụ:
  • Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
  • Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.

Luật Toàn Quốc, xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Minh Huyền

 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]