Cần công chứng những gì khi làm hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp?
Thứ 2 , 25/11/2024, 15:07
1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì ?
Căn cứ theo điều 4 khoản 3 Luật Việc Làm 2013 thì Bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, Bảo hiểm thất nghiệp là một chính sách bảo hiểm được thiết kế để cung cấp, hỗ trợ tài chính cho những người thất nghiệp. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp nhằm giúp đỡ và bảo vệ người lao động, đặc biệt là trong những trường hợp lao động bị mất việc làm do các lý do khách quan như sự giảm bớt vị trí công việc, do thay đổi cơ cấu nền kinh tế hoặc khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dẫn tới việc cắt giảm nhân sự
2. Hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp gồm những gì ?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi tại Nghị định 61/2020/NĐ-CP, có quy định về hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm gồm có:
-
Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
-
Một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
-
Sổ bảo hiểm xã hội
3. Cần công chứng những gì khi làm hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ?
Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) đã nêu rõ, những tài liệu có chức năng xác nhận việc chấm dứt quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động phải là bản chính hoặc bản sao.
Như vậy nếu người lao động nộp bản photocopy đối với các giấy tờ này thì phải mang giấy tờ bản chính đi để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra và đối chiếu. Còn trong trường hợp người lao động muốn giữ lại giấy tờ bản chính, trước khi nộp hồ sơ cần phải ra UBND cấp xã hoặc các tổ chức hành nghề công chứng để tiến hành chứng thực sao y bản chính.
4. Hỏi đáp về việc cần công chứng những gì khi làm hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp
Câu hỏi 1: Chưa chốt sổ BHXH có làm hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp được không?
Theo khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019, sau khi hợp đồng lao động chấm dứt, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ BHXH cho người lao động.
Sau khi đã xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động phải nộp lại sổ BHXH đã xác nhận toàn bộ quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm. Nếu sổ BHXH chưa chốt mà gửi cho trung tâm dịch vụ việc làm, cán bộ giải quyết chế độ sẽ trả hồ sơ và yêu cầu người lao động phải chốt sổ.
Việc xác nhận toàn bộ quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp chính là cơ sở để trung tâm dịch vụ việc làm và cơ quan BHXH xét điều kiện hưởng và tính chính xác tiền số tiền trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.
Câu hỏi 2: Thời gian nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động phải nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tới Trung tâm Dịch vụ Việc làm để nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo ngày ghi trong phiếu hẹn. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người lao động nhận được quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động đến cơ quan bảo hiểm xã hội để nhận trợ cấp thất nghiệp.
Bài viết liên quan
Để được tư vấn chi tiết về vấn đề Cần công chứng những gì khi làm hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 19006178 để được các luật sư của chúng tôi hỗ trợ hiệu quả nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Chuyên viên: Lê Vũ Hải Đăng
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]