Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh mới nhất

Thứ 3 , 19/10/2021, 02:01


     Mỗi doanh nghiệp có thể thành lập nhiều địa điểm kinh doanh để cung cấp hàng hóa, dịch vụ trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Vậy trình tự, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh được thực hiện như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp

1. Địa điểm kinh doanh là gì?

     Theo điều 44 luật doanh nghiệp đã định nghĩa Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Như vậy, có thể hiểu địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

2. Những lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh

2.1. Cách đặt tên địa điểm kinh doanh

  • Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh” 
  • Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh. 
  • Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
  • Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

2.2. Người đứng đầu địa điểm kinh doanh

     Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể những đối tượng nào được đứng đầu địa điểm kinh doanh. Do đó, trừ những trường hợp bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp và người chưa thành niên thì bất kỳ ai cũng có thể làm người đứng đầu địa điểm kinh doanh của công ty bao gồm cả giám đốc hoặc người được doanh nghiệp thuê để quản lý.

2.3. Trụ sở của địa điểm kinh doanh

     Cũng giống như trụ sở chính của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh không được đặt tại căn hộ chung cư, nhà tập thể (có mục đích để ở). Ngoài ra, nếu địa điểm kinh doanh những ngành nghề có điều kiện như: Liên quan đến môi trường, phòng cháy chữa cháy....thì phải đáp ứng các điều kiện đó.

3. Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

     Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh như sau:

3.1. Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh;
  • Bản sao chứng thực giấy tờ cá nhân của người đứng đầu địa điểm kinh doanh (CMND, CCCD, Hộ chiếu)
  • Giấy ủy quyền của người đại diện doanh nghiệp/chi nhánh cho người thực hiện thủ tục (Nếu có)

3.2. Các bước thành lập địa điểm kinh doanh

    Bước 1: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh. Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

     Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

3.3. Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh ở đâu?

     Doanh nghiệp gửi hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh đến phòng đăng ký kinh doanh nơi dự định đặt địa điểm kinh doanh.

     >>>Xem thêm: Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

4. Ưu điểm và nhược điểm khi thành lập địa điểm kinh doanh công ty

 4.1. Ưu điểm của địa điểm kinh doanh

  • Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh rất đơn giản, nhanh chóng;
  • Thủ tục chấm dứt địa điểm kinh doanh đơn giản, nhanh chóng chỉ từ 05-07 ngày làm việc tại phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh, không phải làm các thủ tục chốt thuế;
  • Địa điểm kinh doanh được thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Địa điểm kinh doanh chỉ phải đóng lệ phí môn bài.

4.2. Nhược điểm của địa điểm kinh doanh

    Địa điểm kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không được đăng ký con dấu riêng và tài sản riêng. Đồng thời, phải kê khai thuế phụ thuộc vào công ty mẹ.

5. Câu hỏi thường gặp về thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Câu hỏi 1: Địa điểm kinh doanh có được phát hành hóa đơn đỏ không?

    Như đã phân tích ở trên, địa điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, con dấu và kê khai thuế phụ thuộc vào doanh nghiệp/chi nhánh. Do đó, địa điểm kinh doanh không được xuất hóa đơn đỏ (VAT).

Câu hỏi 2: Địa điểm kinh doanh có phải đóng thuế môn bài không?

     Đối tượng nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể nên phải nộp lệ phí môn bài. Theo điểm c Khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP, mức thu thuế môn bài địa điểm kinh doanh là 1.000.000 đồng/năm. Trong đó:

  • Nếu địa điểm kinh doanh mới thành lập trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì sẽ nộp mức thuế môn bài cho cả năm;
  • Nếu địa điểm kinh doanh được thành lập trong thời gian 6 tháng cuối năm thì sẽ nộp 50% mức thuế môn bài cả năm.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Tư vấn qua Tổng đài 19006178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh và các vấn đề có liên quan về địa chỉ: lienheluattoanquoc.vn@gmail.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!  

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com