Thẩm quyền tuyên bố một người hạn chế năng lực hành vi dân sự

Thứ 5 , 09/05/2024, 17:42


     Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được xem là chủ thể đặc biệt bởi vì bản thân người đó hạn chế nhận thức và làm chủ hành vi của mình trong các mối quan hệ dân sự. Do đó, khi cơ quan có thẩm quyền nhận được yêu cầu thì sẽ tiến hành xem xét và quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự. 

1. Hạn chế năng lực hành vi dân sự là gì?

     Tại Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hạn chế năng lực hành vi dân sự như sau:

“Điều 24. Hạn chế năng lực hành vi dân sự

1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.

2. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.

3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.”

      Theo đó, người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.

2. Ai là người có quyền yêu cầu tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự?

     Theo khoản 1 Điều 376 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì những người sau đấy có quyền yêu cầu tuyền tố một người hạn chế năng lực hành vi dân sự.

"Điều 376. Quyền yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự."

     Như vậy, quy định trên đã nêu cụ thể những người có quyền, lợi ích liên quan, tổ chức hữu quan sẽ có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người hạn chế năng lực hành vi dân sự.

3. Cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự?

     Theo khoản 1 Điều 27 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, quy định về những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

“Điều 27. Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.”

     Tại điểm a khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:

“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

[...] 2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;”

Đồng thời, tại điểm a khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, quy định về thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ như sau:

“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

[...] 2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;”

     Theo điểm a khoản 2 Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, quy định về thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu như sau:

“Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

[...] 2. Người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với các yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi có tài sản của người bị yêu cầu giải quyết;”

     Như vậy từ những quy định nêu trên, cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người hạn chế năng lực hành vi dân sự là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị yêu cầu tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự cư trú, làm việc hoặc người yêu cầu có thể lựa chọn Tòa án nhân dân cấp huyện nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi có tài sản của người bị yêu cầu giải quyết.

4. Hỏi đáp thẩm quyền tuyên bố một người hạn chế năng lực hành vi dân sự

     Câu 1: Ai có thể yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự?

     Căn cứ vào khoản 3 điều 24  Bộ luật dân sự 2015 chính người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan có thể yêu cầu tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự của người đó.

     Câu 2: Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có được ký hợp đồng tặng cho không?

     Căn cứ vào khoản 2 điều 24 Bộ luật dân sự 2015 thì người hạn chế năng lực hành vi dân sự có thể ký kết hợp đồng tặng cho, nhưng việc này cần được thực hiện dưới sự giám sát và quản lý của người đại diện được tòa án chỉ định. Người đại diện sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo rằng quá trình ký kết hợp đồng này không vi phạm quy định pháp luật và không gây thiệt hại đối với người hạn chế năng lực hành vi dân sự. Nếu trong trường hợp người hạn chế năng lực dân sự ký kết hợp đồng tặng cho mà không có sự đồng ý của người đại diện thì hợp đồng đó vô hiệu.

Các bài viết liên quan:

   Để được tư vấn thêm những thông tin cần thiết về thẩm quyền tuyên bố một người hạn chế năng lực hành vi dân sự quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 19006178 để được hỗ trợ nhanh nhất! Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Nguyễn Văn Khánh

 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]