Theo pháp luật người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi là gì

Thứ 5 , 14/11/2024, 09:07


     Khi cá nhân bị Toà án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sẽ bị hạn chế một số quyền nhất định. Vậy người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết.

Câu hỏi của bạn:

     Chào luật sư: Luật sư cho tôi hỏi người có khó khăn trọng nhận thức và làm chủ hành vi là gì? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi cảm ơn Luật sư. 

Câu trả lời của luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn về vấn đề người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi như sau:   

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật dân sự 2015

1. Thế nào là người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi?

     Theo khoản 1 Điều 23 Bộ luật dân sự 2015 định nghĩa về người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, cụ thể như sau:

Điều 23. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
1. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
     Như vậy, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người từ đủ 18 tuổi trở lên, do tình trạng thể chất và tinh thần mà không đủ khăn năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự. Tình trạng thể chất hoặc tinh thần dẫn đến không đủ khă năng nhận thức, làm chủ hành vi có thể là trường hợp cá nhân bất chợt bị tâm thần nhưng chưa đến mức không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình; người bị tai nạn phải nằm điều trị lâu ngày trong bệnh viện và theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan, trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định pháp y tâm thần, Toà án ra quyết định tuyên bố là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
     Những người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khác với người mất năng lực hành vi dân sự. Vì người mất năng lực hành vi dân sự không có khả năng để nhận thức và hành động một cách đúng đắn theo ý chí của mình, nên họ không có đủ khả năng để hiểu và làm chủ được hành vi của mình. Trong khi đó, người có khó khăn trong nhận thức và lám chủ hành vi không mất hoàn toàn khả năng nhận thức, làm chủ hành vi, một phần nào đó họ vẫn hiểu, nhận thực được hành vi của mình nhưng không đầy đủ như người bình thường.

2. Thủ tục tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi

     Quy định về thành phần hồ sơ
     i) Về mặt số lượng hồ sơ: gồm 2 bộ ( trong đó có 1 bộ gốc)
     ii) Thành phần gồm : Đơn yêu cầu tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là có căn cứ và hợp pháp; CMTND, Hộ khẩu thường trú của người có yêu cầu (nếu có);   Giấy tờ tùy thân của người giám hộ, đỡ đầu.
     Quy định về thủ tục gồm 4 bước
     Bước 1: Nộp đơn
     Nộp đơn yêu cầu tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tại TAND quận hoặc huyện.
     Bước 2: Thông báo thụ lý
     Toàn án nhân dân thông báo thụ lý vụ án và yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
     Bước 3: Ra quyết định trưng cầu giám định
     Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với người bị yêu cầu.
     Bước 4: Mở phiên họp xét đơn

3. Trường hợp được hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi

     Căn cứ theo khoản 2 Điều 23 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

Điều 23. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

...
2. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
     Như vậy, khi một người không còn căn cứ để tuyên bố có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người này có thể tự yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Ngoài ra, pháp luật còn cho phép những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan hoặc cơ quan tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.

     Một người chỉ được coi là đã phục hồi đầy đủ năng lực hành vi dân sự khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi. Khi Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì năng lực hành vi dân sự của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sẽ được khôi phục bình thường. Khi đó người này có quyền tham gia xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự.

5. Câu hỏi liên quan đến người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi

Câu hỏi 1: Để xác định một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải có đủ các điều kiện gì?

  • Về khả năng nhận thức và điều kiển hành vi: người thành niên trong tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự;
  • Có yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan;
  • Có kết luận giám định pháp y tâm thần;
  • Có quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Câu hỏi 2: Có thể thực hiện giao dịch với người bị khó khăn về nhân thức làm chủ hành vi được không?

     Nếu vẫn cố tình thực hiện giao dịch với người có khó khăn về nhận thức và làm chủ hành vi thì sẽ bị vô hiệu theo quy định tại Điều 125 Bộ luật dân sự 2015. 

     Như vậy, nếu có nhu cầu giao dịch với người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thì nên thực hiện giao dịch với người đại diện hợp pháp của họ được tòa án công nhận.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

                                                                                              Chuyên viên: Ngọc Hồng 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]