Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng thuộc về cơ quan nào?

Thứ 4 , 20/03/2024, 09:32


Tranh chấp hợp đồng tín dụng là loại tranh chấp phổ biến hiện nay. Hãy cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu rõ hơn quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng trong bài viết hôm nay bạn nhé.

     Tranh chấp hợp đồng tín dụng là loại tranh chấp phổ biến hiện nay. Hãy cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu rõ hơn quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng trong bài viết hôm nay bạn nhé.

1. Hợp đồng tín dụng là gì?

     Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện do luật định (bên vay). Theo đó, tổ chức tín dụng sẽ thỏa thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi dựa trên sự tín nhiệm.

2. Các loại tranh chấp hợp đồng tín dụng

     Tranh chấp hợp đồng tín dụng có nhiều dạng, ví dụ:

  • Tranh chấp về việc thực hiện biện pháp bảo đảm đối với hợp đồng tín dụng có đảm bảo tài sản;

  • Tranh chấp về hành vi vi phạm nghĩa vụ của một bên hoặc các bên trong hợp đồng;

  • Tranh chấp về chủ thể xác lập, thực hiện hợp đồng;

  • Tranh chấp về định giá, xử lý tài sản bảo đảm đối với những hợp đồng tín dụng.

3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng?

     Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tranh chấp hợp đồng tín dụng thuộc trường hợp “Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự”.

     Thứ nhất, về thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo cấp thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện (điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

     Thứ hai, về thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định theo Điều 39 và Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Theo đó, trong trường hợp này, các Tòa cấp huyện có thẩm quyền giải quyết là:

  • Một, Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc Tòa án nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức);

  • Hai, Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc (nếu nguyên đơn là cá nhân) hoặc tòa án bên nguyên đơn có trụ sở (nguyên đơn là cơ quan, tổ chức);

  • Ba, Tòa án nơi thực hiện hợp đồng.

4. Câu hỏi liên quan thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Câu hỏi 1. Nếu nhiều tòa án cùng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì có được lựa chọn không?

     Trong trường hợp tranh chấp hợp đồng tín dụng nhiều tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, các bên có thể lựa chọn tòa giải quyết theo văn bản hoặc nếu nguyên đơn lựa chọn tòa giải quyết nơi thực hiện hợp đồng cũng sẽ được chấp thuận.

Câu hỏi 2. Trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng, bên vay thế chấp tài sản là ô tô của mình để vay tiền (việc thế chấp ô tô đã được đăng ký giao dịch bảo đảm, giấy tờ của xe ô tô do Ngân hàng đang quản lý, xe ô tô do bên vay sử dụng). Quá trình giải quyết vụ án, bên vay không có mặt tại địa phương, Tòa án xác minh thì không biết ô tô là tài sản thế chấp đang ở đâu và do ai quản lý nên không thể tiến hành thẩm định, định giá để làm căn cứ giải quyết vụ án. Trường hợp này Tòa án có được tuyên phát mại đối với chiếc xe ô tô để thi hành án được không?

     Trường hợp Tòa án xác định hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật trong quá trình ký kết, hợp đồng có hiệu lực pháp luật thì việc không xác định được ô tô là tài sản thế chấp ở đâu tại thời điểm tranh chấp không làm vô hiệu hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp. Do đó, khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì Tòa án tuyên phát mại tài sản thế chấp theo quy định tại khoản 1 Điều 299 và Điều 303 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Bài viết liên quan:

     Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 6178 để được các luật sư hỗ trợ hiệu quả nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Tiến Đạt

 
Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com