Quản lý tài sản của người được giám hộ như thế nào?

Thứ 3 , 04/06/2024, 02:38


     Theo quy định của BLDS 2015, người giám hộ được sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ. Vậy người giám hộ quản lý tài sản của người được giám hộ như thế nào?

1. Thế nào là giám hộ?

     Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giám hộ cụ thể như sau: Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).

 

     Theo đó, giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được UBND cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý.

     Việc giám hộ được thực hiện nhằm việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

2. Người được giám hộ bao gồm những người nào?

     Căn cứ Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Người được giám hộ

1. Người được giám hộ bao gồm:

a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

c) Người mất năng lực hành vi dân sự;

d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

2. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.

     Như vậy, người được giám hộ bao gồm:

  • Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
  • Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
  • Người mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

3. Tài sản của người được giám hộ được quản lý như thế nào?

     Theo Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Quản lý tài sản của người được giám hộ

1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.

Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều này.

     Việc quản lý tài sản được quy định bốn nội dung chính sau:

     Thứ nhất, người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình. Quy định này nhấn mạnh trách nhiệm của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ. Theo đó, quy định yếu cầu sự tận tâm và thực hiện mọi hành vi trong khả năng có thể để thực hiện việc quản lý tài sản, cũng chính là để thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

     Thứ hai, người giám hộ khi thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản có giá trị lớn bao gồm: bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cộc và các giao dịch khác phải có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Các giao dịch liên quan đến tài sản có giá trị lớn là nguồn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của người được giám hộ. Vì vậy, các giao dịch này chỉ được xác định là đủ điều kiện khi có đặt dưới sự giám sát, có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

     Thứ ba, người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Việc quản lý tài sản của người được giám hộ là để thực hiện việc chăm sóc, giáo dục, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pahsp của người giám hộ, tài sản của người được giám hộ đặt dưới sự quản lý của người được giám hộ, tuy nhiên không có nghĩa người giám hộ là chủ sở hữu đối với tài sản này.

     Thứ tư, các giao dịch dân sự giữa người dám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu.

     Như vậy, căn cứ vào quy định trên, người giám hộ chỉ được bán tài sản của người được giám hộ khi việc bán nó là để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ và được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

4. Hỏi đáp quản lý tài sản của người được giám hộ như thế nào?

Câu 1:Quyền của người giám hộ như thế nào?

  • Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
  • Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
  • Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Câu 2: Người giám hộ có quyền được bán tài sản của người được giám hộ không?

     Hiện có 03 trường hợp người giám hộ có quyền bán tài sản của người được giám hộ như trên:

  • Khi có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ hoặc khi thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ;

     Trong hai trường hợp này thi những giao dịch mà người giám hộ có quyền thực hiện thay cho người được giám hộ phải đảm bảo mục đích vì lợi ích của người được giám hộ. Có thể kể đến một số lợi ích cho người được giám hộ như:  Phục vụ cho cuộc sống của người được giám hộ, gia tăng giá trị tài sản của người này…

     Khi việc bán tài sản đã có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ thì người giám hộ sẽ được bán các tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ.

  • Theo quyết định của Toà án.

     Khi người được giám hộ có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Người giám hộ có quyền bán tài sản của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quyết định của Toà án với phạm vi như quản lý tài sản của người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự nêu trên.

     Do đó, người giám hộ được phép bán tài sản của người có khó khăn trong nhận thức, thực hiện hành vi khi có quyết định của Toà án.

Các bài viết liên quan

     Để được tư vấn thêm những thông tin cần thiết về quản lý tài sản của người được giám hộ như thế nào quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 19006178 để được hỗ trợ nhanh nhất! Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Nguyễn Văn Khánh

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com