Ai được làm người giám hộ?

Thứ 7 , 27/05/2023, 11:36


Giám hộ là gì? Ai được làm người giám hộ? Điều kiện trở thành người giám hộ như thế nào? Sau đây Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Câu hỏi của bạn:

     Chào Luật sư, do đi làm ăn xa nên vợ chồng tôi đã gửi con cho ông bà nội trực tiếp nuôi dạy. Vậy bố mẹ chồng tôi có thể trở thành người giám hộ cho con tôi được không? Ai được làm người giám hộ? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn ban đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Ai được làm người giám hộ? Chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn về Ai được làm người giám hộ như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Dân sự 2015

1. Giám hộ là gì?

     Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa về Giám hộ như sau:

Điều 46. Giám hộ

1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).

     Như vậy, giám hộ là một quan hệ dân sự, được xác lập giữa người giám hộ và người được giám hộ được phát sinh theo quy định của pháp luật hoặc theo ý chí tự nguyện của người được giám hộ với mục đích đảm bảo cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

     Đây là một chế định nhằm khắc phục tình trạng người có năng lực hành vi pháp luật không thể xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình vì họ là người chưa thành niên, người có khó khăn trong nhận thức và điều khiển hành vi, người mất năng lực hành vi dân sự.

2. Người được giám hộ là ai?

     Khoản 1 Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015, người được giám hộ bao gồm:

Điều 47. Người được giám hộ

1. Người được giám hộ bao gồm:

a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

c) Người mất năng lực hành vi dân sự;

d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

     Như vậy, người được giám hộ bao gồm:

  • Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Người chưa thành niên được giám hộ khi không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ.
  • Người mất năng lực hành vi dân sự Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
  • Người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

3. Ai được làm người giám hộ

     Căn cứ theo Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015, người giám hộ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân được pháp luật quy định hoặc được cử làm người giám hộ để thực hiện việc chăm sóc, giáo dục, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được giám hộ.

     Để được làm người giám hộ, cá nhân cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
  • Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
  • Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

     Pháp nhân có thể trở thành người giám hộ khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.
  • Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

     Về hình thức giám hộ, pháp luật quy định gồm có 2 hình thức là giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử.

     Giám hộ đương nhiên chỉ có thể là cá nhân. Người giám hộ đương nhiên với người được giám hộ là những người thân thiết, gần gũi được xác định theo quan hệ hôn nhân hoặc tùy trường hợp cụ thể. Đối với giám hộ đương nhiên pháp luật đã quy định ai được làm người giám hộ. Giám hộ đương nhiên bao gồm: giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên; giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự.

     Giám hộ được cử, nếu không có người giám hộ đương nhiên thì UBND xã nơi cư trú của người được giám hộ sẽ có trách nhiệm cử người giám hộ.

     Như vậy, trong trường hợp của bạn, khi cha mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu thì ông bà có thể trở thành người giám hộ của cháu.

4. Hỏi đáp về Ai được làm người giám hộ?

Câu hỏi 1. Một người có thể có bao nhiêu người giám hộ?

     Căn cứ theo khoản 2 Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015, Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu. Tuy nhiên, một người có thể làm giám hộ cho nhiều người khác.

Câu hỏi 2. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi

  • Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.
  • Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
  • Quản lý tài sản của người được giám hộ.
  • Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Ai được làm người giám hộ

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Ai được làm người giám hộ và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về Ai được làm người giám hộ tới địa chỉ: lienheluattoanquoc.vn@gmail.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về Ai được làm người giám hộ. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Thanh Huyền

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com