Lao động nữ phá thai trong trường hợp nào được hưởng chế độ thai sản?

Thứ 6 , 19/01/2024, 15:02


     Chế độ thai sản là một trong những chế độ mà người lao động được hưởng khi thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Vậy đối với việc phá thai thì lao động nữ sẽ được hưởng chế độ thai sản trong trường hợp nào? Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu qua bài viết dưới đây

1. Trường hợp phá thai được hưởng chế độ thai sản

     Khoản 1 Điều 33 Luật BHXH 2014 quy định rằng khi phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

     Như vậy, có thể hiểu, chỉ có trường hợp phá thai theo chỉ định của bác sĩ thì lao động nữ mới được hưởng chế độ thai sản theo Luật BHXH. Trường hợp từ mình phá thai thì người lao động phải tự mình chi trả các chi phí đó

2. Điều kiện để lao động nữ phá thai được hưởng chế độ thai sản

     Theo quy định của Luật BHXH 2014, người lao động phá thai được hưởng chế độ thai sản khi có đầy đủ các điều kiện sau:

(1) Người lao động phải đang tham gia BHXH bắt buộc và thuộc một trong các đối tượng:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên
  • Cán bộ, công chức, viên chức
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, ha sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương

(2) Lao động nữ mang thai, sau đó phá thai và phải là phá thai bệnh lý

3. Thời gian nghỉ theo chế độ thai sản của lao động nữ phá thai bệnh lý

     Tại Điều 33, Luật BHXH 2014 quy định rằng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ phá thai bệnh lý sẽ được thực hiện theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định thời gian nghỉ tối đa như sau:

  • 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuối
  • 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi
  • 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi
  • 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên

     Thời gian nghỉ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hàng tuần

4. Hỏi đáp về phá thai trong trường hợp nào thì được hưởng chế độ thai sản

Câu hỏi 1: Lao động nữ phá thai bệnh lý có mức hưởng chế độ thai sản như thế nào?

     Theo điểm a Kkoản 1 Điều 39 Luật BHXH 2014, lao động nữ khi thực hiện phá thai bệnh lý sẽ được hưởng mức là 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

Câu hỏi 2: Lao động nữ mang thai hộ khi phá thai bệnh lý có được hưởng chế độ thai sản không?

     Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2015 quy định chi tiết về Luật BHXH và một số chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, lao động nữ cũng được hưởng chế độ thai sản khi đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, mang thai hộ mà phải phá thai bệnh lý

     Cụ thể, lao động nữ hưởng chế độ theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Trong đó, thời gian nghỉ việc tối đa được quy định theo pháp luật:

  • 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi
  • 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi
  • 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi
  • 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên

     Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi phá thai bệnh lý tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, và ngày nghỉ hàng tuần

Câu hỏi 3: Vợ phá thai bệnh lý thì chồng có được hưởng chế độ thai sản không?

     Khoản 1 Điều 31 Luật BHXH 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản. Theo đó, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Lao động nữ mang thai
  • Lao động nữ sinh con
  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
  • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi
  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản
  • Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con

     Có thể thấy, theo quy định này thì lao động nam chỉ được hưởng chế độ trong trường hợp nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; thực hiện biện pháp triệt sản; và có có vợ sinh con. Như vậy, đối với trường hợp vợ phá thai bệnh lý thì người chồng không được hưởng chế độ thai sản.

Bài viết liên quan:

     Để được tư vấn chi tiết về phá thai trong trường hợp nào được hưởng chế độ thai sản, khách hàng xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 19006178 để được hỗ trợ.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Hải Đường

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]