Có giấy hẹn khám lại cần xin giấy chuyển tuyến không

Thứ 5 , 14/11/2024, 09:06


Một số người bệnh sau khi điều trị, thăm khám xong được bác sĩ cho giấy hẹn để khám lại về sự chuyển biến của bệnh. Vậy những trường hợp điều trị, khám chữa bệnh ở tuyến trên khi đi khám lại thì có phải xin giấy chuyển tuyến rồi mới đi khám lại không. Đây là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi có giấy hẹn khám lại cần xin giấy chuyển tuyến không.

Câu hỏi của bạn:        

     Xin chào luật sư! Bố tôi bị bệnh, đi khám tại bệnh viện được ghi trên thẻ BHYT, sau đó bệnh viện có chuyển bố tôi lên bệnh viện tuyến trên để điều trị. Bố tôi có điều trị tại đó 05 tháng thì ra viện, bác sĩ cho bố tôi giấy hẹn khám lại sau 01 tháng uống thuốc. Và tôi đang thắc mắc rằng khi bố tôi có giấy hẹn khám lại cần xin giấy chuyển tuyến không? Mong Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn !

Câu trả lời của luật sư:

       Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Có giấy hẹn khám lại cần xin giấy chuyển tuyến không, chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn về vấn đề Có giấy hẹn khám lại cần xin giấy chuyển tuyến không như sau: 

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009
  • Luật Bảo hiểm y tế 2008
  • Nghị địnhh 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
  • Thông tư 30/2020/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Nghị định 146/2020/NĐ-CP

1. Chuyển tuyến được hiểu như thế nào? Giấy hẹn khám lại là gì? 

     Hiện nay không có định nghĩa cụ thể chuyển tuyến khám chữa bệnh là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu chuyển tuyến khám chữa bệnh là việc chuyển bệnh nhân từ cơ sở khám chữa bệnh này (tuyến dưới) sang cơ sở khám chữa bệnh khác (tuyến trên) theo yêu cầu chuyên môn kỹ thuật hoặc theo nguyện vọng của người bệnh.

     Giấy hẹn khám lại là một loại giấy tờ mà bác sĩ, người khám bệnh cho bệnh nhân ban hành nhằm xác nhận với người bệnh thời gian mà người bệnh đến khám lại theo yêu cầu của bác sĩ.

     Vậy khi người khám, chữa bệnh ở tuyến trên mà có giấy hẹn khám lại thì khi khám lại có cần tiếp tục xin giấy chuyển viện hay không?

2. Có giấy hẹn khám lại cần xin giấy chuyển tuyến không?

      Căn cứ vào quy định tại Khoản 4 Điều 28 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:

“Điều 28. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

...

4. Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”.

     Và căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

“Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

...

5. Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.

Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này”.

     Theo các quy định trên, có thể thấy, khi có giấy hẹn khám lại không cần xin chuyển tuyến.

     Trường hợp bố của bạn có giấy hẹn khám lại của bác sĩ thì khi đi khám lại không cần xin giấy chuyển viện từ tuyến dưới nữa. Khi bố bạn đi khám lại chỉ cần mang:

  • Giấy hẹn khám lại
  • Thẻ BHYT
  • Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân

     Lưu ý: Giấy hẹn khám lại có giá trị sử dụng 01 lần trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hẹn khám lại có ghi rõ trong giấy hẹn. Bạn cần lưu ý thời gian để cho bố đi khám lại đúng hẹn để đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh của bố.

3. Khám lại theo giấy hẹn, mức hưởng BHYT như thế nào?

     Để xác định mức hưởng BHYT cần căn cứ vào việc người bệnh có đi khám chữa bệnh đúng hay trái tuyến.

     Căn cứ theo Khoản 6 Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BYT, trường hợp có giấy hẹn khi đi khám lại thuộc các trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến. Vì vậy, mức hưởng BHYT của người bệnh được xác định với đúng loại BHYT của mình.

 

     Căn cứ Điều 22 Luật BHYT, trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến, người bệnh sẽ được Qũy BHYT thanh toán theo mức sau:

  •  100% chi phí KCB: Bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…
  •  95% chi phí KCB: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…
  •  80% chi phí KCB: Đối tượng khác.

4. Hỏi đáp về có giấy hẹn khám lại cần xin giấy chuyển tuyến không

Câu hỏi 1: Giấy hẹn tái khám có giá trị trong bao lâu?

     Giấy hẹn tái khám có giá trị 10 ngày làm việc kể từ ngày hẹn khám lại. Vì vậy, nếu bận việc đúng ngày hẹn tái khám, người bệnh hoàn toàn có thể đến khám sau ngày này.

     Theo đó, người bệnh đi khám lại vào bất kì ngày nào trong 10 ngày làm việc sau ngày hẹn tái khám thì đều được thanh toán chi phí theo mức hưởng BHYT cao nhất mà đối tượng đó được hưởng.

     Nếu quá 10 ngày mà người bệnh không đi khám lại, giấy hẹn sẽ hết hiệu lực. Và muốn hưởng BHYT theo mức đúng tuyến, người bệnh phải xin giấy chuyển tuyến dưới để được khám ở bệnh viện tuyến trên.

Câu hỏi 2: Tái khám sớm hơn ngày được hẹn có được hưởng BHYT không?

     Mẫu số 05 tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP đã quy định rất rõ:

Hẹn khám lại vào giờ … ngày …. tháng …. năm ……… , hoặc đến bất kỳ thời gian nào trước ngày hẹn khám lại nếu có dấu hiệu (triệu chứng) bất thường.

Giấy hẹn khám lại chỉ có giá trị sử dụng 01 lần trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hẹn khám lại.

     Theo đó, nếu có biểu hiện bất thường nào sau khi ra viện, người tham gia BHYT có thể đến khám lại bất cứ lúc nào trước thời điểm hẹn được bác sĩ ghi trong giấy. Khi đó, người bệnh vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi về BHYT.

     Nếu người bệnh hoàn toàn bình thường nhưng do bận mà đến khám sớm hơn lịch hẹn không thuộc trường hợp được tái khám trước hẹn. Khi đó, người bệnh được coi là khám chữa bệnh trái tuyến. Do đó, người bệnh cần lưu ý để không bị thiệt thòi.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về có giấy hẹn khám lại cần xin giấy chuyển tuyến không

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Có giấy hẹn khám lại cần xin giấy chuyển tuyến không và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về Có giấy hẹn khám lại cần xin giấy chuyển tuyến không tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Lê Hằng

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]