Biện pháp cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ trong tố tụng dân sự theo quy định hiện hành
Thứ 7 , 20/07/2024, 04:30
1. Biện pháp cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ là gì?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định về thuật ngữ “cấm xuất cảnh” hoặc “tạm cấm xuất cảnh” mà chỉ quy định về tạm hoãn xuất cảnh đối với công dân Việt Nam. Cụ thể tại khoản 7 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, thì tạm hoãn xuất cảnh là việc dừng, không được xuất cảnh có thời hạn đối với công dân Việt Nam. Tại Điều 128 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định cụ thể biện pháp cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ như sau:
Điều 128. Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ
Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ được áp dụng nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
Như vậy, biện pháp cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ là một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án theo yêu cầu của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, cá nhân, cơ quan, tổ chức áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc phòng ngừa người có nghĩa vụ bỏ trốn ra nước ngoài.
2. Căn cứ áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh
Căn cứ Điều 9 Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định về cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ quy định tại Điều 128 của Bộ luật Tố tụng dân sự như sau:
Điều 9. Về cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ quy định tại Điều 128 của Bộ luật Tố tụng dân sự
1. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh được áp dụng khi có đủ hai căn cứ sau đây:
a) Người bị áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh là đương sự đang bị đương sự khác yêu cầu Tòa án buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ;
b) Việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
Như vậy, biện pháp cấm xuất nhập cảnh đối với người có nghĩa vụ được áp dụng khi có đủ cả hai căn cứ nêu trên.
3. Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp cấm xuất nhập cảnh đối với người có nghĩa vụ
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
Điều 112. Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định.
2. Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.
Như vậy, trước khi mở phiên tòa thì thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ do một Thẩm phán xem xét, quyết định. Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ thuộc về Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.
4. Hỏi đáp về biện pháp cấm xuất cảnh đối với có nghĩa vụ trong tố tụng dân sự theo quy định hiện hành
Câu hỏi 1: Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ có phải là biện pháp khẩn cấp tạm thời không?
Theo quy định tại khoản 13 Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ là một biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Câu hỏi 2: Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi nào?
Theo Điều 138 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm thời như sau:
Điều 138. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;
b) Người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu;
c) Nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ luật dân sự;
d) Việc giải quyết vụ án được đình chỉ theo quy định của Bộ luật này;
đ) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng theo quy định của Bộ luật này;
e) Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;
g) Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
h) Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo quy định của Bộ luật này.
Như vậy, hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện khi thuộc một trong 08 trường hợp nêu trên.
Bài viết liên quan:
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề “Biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong tố tụng dân sự theo quy định hiện hành”, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với số điện thoại 1900 6178 để được các luật sư của chúng tôi hỗ trợ hiệu quả nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Chuyên viên: Minh Khuê
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]