Biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp
Thứ 3 , 26/11/2024, 10:12
1. Tài sản đang tranh chấp là gì?
Tài sản đang tranh chấp (tài sản là đối tượng của tranh chấp) là tài sản đang có hai hay nhiều người cùng xác nhận quyền của mình đối với tài sản đó và phủ định quyền của người kia đối với tài sản mà tài sản đó hiện không rõ thuộc về người nào. Đó có thể là tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản hoặc là tranh chấp về chia di sản thừa kế, tranh chấp về quyền sử dụng đất đai và tài sản gắn liền với đất, tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng.
2. Trường hợp nào áp dụng biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp?
Căn cứ tại điều 122 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp
Điều 122. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp
Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó.
Biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được hiểu là cấm cá nhân, tổ chức thay đổi hiện trạng, bóp méo tài sản đang có sự tranh chấp giữa các bên.
Theo đó, áp dụng biện pháp cấm thay đổi khi tài sản đang tranh chấp trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy “người đang chiếm hữu tài sản” hoặc “người giữ tài sản đang tranh chấp” đang có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác nhằm thay đổi hiện trạng tài sản như là “ đập vỡ, xâm lấn…” tất cả hành vi nhằm mục đích thay đổi, bóp mèo hiện trạng ban đầu của tài sản tranh chấp.
3.Thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp
Theo quy định tại Điều 112 BLTTDS quy định:
“Điều 112. Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định.
2. Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.”
Khi có căn cứ người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng hoặc có hành vi khác, thẩm phán có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp tạm thời cho đến khi giải quyết xong và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
4. Chuyên mục hỏi đáp.
Câu 1:Có thể khiếu nại hoặc yêu cầu hủy bỏ quyết định cấm thay đổi hiện trạng tài sản không?
Căn cứ theo điều 140 BLTTDS năm 2015 quy định khiếu nại, kiến nghị về Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau: “Đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩm phán không quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời…”.
Câu 2: Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì?
Biện pháp khẩn cấp tạm thời được hiểu là biện pháp mà toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.
Các bài viết liên quan
Để được tư vấn thêm những thông tin cần thiết về biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 19006178 để được hỗ trợ nhanh nhất! Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Chuyên viên: Nguyễn Văn Khánh
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]