Quyền và nghĩa vụ của bị đơn trong vụ án dân sự được pháp luật quy định như thế nào?

Thứ 5 , 14/09/2023, 16:29


     Trở thành bị đơn trong vụ án dân sự là điều không ai mong muốn tuy nhiên để bảo vệ được bản thân mình trước Tòa án thì cần hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình. Bạn đã biết quyền và nghĩa vụ của bị đơn trong vụ án dân sự? Hãy cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của bị đơn trong vụ án dân sự.

1. Thế nào là bị đơn trong vụ án dân sự?

     Theo khoản 3 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về bị đơn trong vụ án dân sự:

Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.

     Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự mặc dù là người bị người khác khởi kiện nhưng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị của các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận cho họ tham gia tố tụng tại phiên tòa với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

2. Quyền và nghĩa vụ của bị đơn trong vụ án dân sự

     Quyền và nghĩa vụ của bị đơn theo Điều 72 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định như sau:

1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của bộ dân sự.

2. Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện.

3. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

4. Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.

5. Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Đối với yêu cầu độc lập thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 Bộ luật này.

6. Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác.

     Như vậy, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố nếu yêu cầu này có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn.

3. Yêu cầu phản tố của bị đơn 

     Căn cứ vào Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố.

  • Về đối tượng mà yêu cầu phản tố của bị đơn hướng đến: Yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ hướng đến nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

  • Thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố: Bị đơn có thể đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

  • Yêu cầu phản tố của bị đơn sẽ được chấp nhận nếu thuộc một trong các trường hợp:

    • Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn hoặc yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

    • Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

4. Hỏi đáp về quyền và nghĩa vụ của bị đơn trong vụ án dân sự

Câu hỏi 1: Bị đơn trong vụ án dân sự có phải nộp tiền định giá tài sản hay không?

     Theo Khoản 1, khoản 2 Điều 104 Bộ luật tố tụng dân sự:

1. Đương sự có quyền cung cấp giá tài sản đang tranh chấp; thỏa thuận về giá tài sản đang tranh chấp.

2. Các đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thẩm định giá cho Tòa án.

Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản.

     Vậy khi các đương sự tranh chấp về giá trị của tài sản và không thể thỏa thuận về giá tài sản đang tranh chấp thì có quyền yêu cầu định giá tài sản. Việc định giá và nộp chi phí định giá theo quy định pháp luật.

Câu hỏi 2: Bị đơn được vắng mặt tại Tòa án mấy lần?

     Khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất: Bị đơn hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn phải có mặt tại phiên tòa.

  • Nếu bị đơn hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa;
  • Nếu bị đơn hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn vắng mặt nhưng bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiếp tục phiên tòa.

     Tòa án phải thông báo cho bị đơn, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn về việc hoãn phiên tòa.

     Khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai: Bị đơn hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn phải có mặt tại phiên tòa.

  • Nếu bị đơn hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn vắng mặt nhưng bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiếp tục phiên tòa;
  • Nếu bị đơn hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa;
  • Nếu bị đơn hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án xử lý như sau:

         Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

         Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật.

Bài viết liên quan:

     Mọi thắc mắc liên quan đến quyền và nghĩa vị của bị đơn trong vụ án dân sự quý khách có thể liên hệ đến tông đài 1900 6178 để được hỗ trợ tư vấn.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Chuyên viên: Trà My

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com