Theo luật, F0 được hưởng chế độ gì?
Thứ 7 , 09/11/2024, 09:12
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Là F0 thì sẽ được hưởng chế độ gì? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về F0 được hưởng chế độ gì, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về việc F0 được hưởng chế độ gì như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
- Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
- Công văn 238/BYT-KCB về việc hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động điều trị Covid -19;
- Công văn 11042/BYT-DP về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh Covid-19;
- Quyết định 3749/QĐ-TLĐ năm 2021 về việc chi hỗ tợ cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19;
Nội dung tư vấn:
1. F0 được hiểu như thế nào?
Theo Công văn 11042/BYT-DP quy định về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh Covid -19, ca bệnh được xác định là F0 thuộc một trong số các trường hợp sau:
"2. Ca bệnh xác định (F0) là một trong số các trường hợp sau:
a) Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của vi rút (PCR).
b) Là người tiếp xúc gần (F1) và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
c) Là người có biểu hiện lâm sàng nghi mắc COVID-19 (ca bệnh nghi ngờ tại mục 1, điểm a) và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).
d) Là người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 2 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1) với vi rút SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).
Sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên với vi rút SARS-CoV-2 phải thuộc danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa."
Như vậy có thể hiểu, F0 là người có xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 qua phát hiện vật liệu di truyền của vi rút được thực hiện bởi các cơ sở xét nghiệm do Bộ Y tế cho phép khẳng định.
2. Người lao động bị F0 được hưởng chế độ gì?
Sau khi kết thúc quá trình điều trị Covid-19, người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội sẽ được chi trả quyền lợi nếu đủ điều kiện và hồ sơ hợp lệ. Theo đó, F0 sẽ được nhận những khoản tiền như sau:
Thứ nhất, mức hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị mắc Covid 19
Căn cứ vào quy định nêu trên thì Công đoàn từng tỉnh sẽ có hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục để người lao động nhận khoản tiền hỗ trợ này.
Cũng theo quy định của Quyết định 3749QĐ/TLĐ, về nguyên tắc hỗ trợ, mỗi đối tượng F0 chỉ được hỗ trợ một lần dù nhiều lần dương tính với Covid. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng được hưởng mức hỗ trợ khác nhau theo quy định tại Điều 1 đã được trích dẫn bên trên thì chỉ được hưởng theo đối tượng có mức hỗ trợ cao nhất. Trường hợp đã được chi hỗ trợ khi là F0 sau đó bị tử vong do Covid-19 thì thân nhân được hỗ trợ với mức hỗ trợ là 5 triệu đồng/người.
Thứ hai, tiền trợ cấp chế độ ốm đau
Theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động bị ốm đau hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau mà có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền sẽ được hưởng chế độ ốm đau. Quy định cụ thể:
"a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
b) Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền"
Theo Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ ốm đau trong năm của người lao động như sau:
-
Nếu làm việc trong điều kiện bình thường:
+ 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
+ 40 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 - dưới 30 năm.
+ 60 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm.
-
Nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
+ 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
+ 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 - dưới 30 năm.
+ 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở trở lên.
Trong thời gian nghỉ, người lao động sẽ được hưởng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Thứ ba, tiền dưỡng sức sau khi điều trị Covid
Tại Điều 29 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, sau khi điều trị các bệnh khác hoặc Covid-19, nếu người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định mà trong vòng 30 ngày trở lại làm việc, sức khỏe của người lao động vẫn chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Mức tiền được hưởng trong thời gian nghỉ dưỡng sức là 30% mức lương cơ sở, tức là 447.000 đồng/ngày, tổng là 2,235 triệu đồng.
3. Thủ tục để F0 được hưởng chế độ được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện và các giấy tờ khác làm căn cứ hưởng bảo hiểm xã hội, Bộ Y tế đã có các Công văn số 1492/KCB-PHCN&GĐ ngày 19/11/2021, Công văn số 238/BYT-KCB ngày 14/01/2022, theo đó, hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động bị ốm đau thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; khoản 1, 2 Điều 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT của Bộ Y tế. Cụ thể, hồ sơ đề nghị hưởng (đối với người lao động là F0 hoặc chăm con dưới 7 tuổi là F0) gồm giấy tờ sau:
- Đối với người lao động là F0 điều trị nội trú: Giấy ra viện.
- Đối với người lao động là F0 điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm hoặc Giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú, hoặc giấy xác nhận hoàn thành cách ly y tế tại nhà do cơ sở y tế địa phương cấp.
4. Hỏi đáp về F0 được hưởng chế độ gì?
Câu hỏi 1. Thời gian người lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi bị covid?
Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật bảo hiểm xã hội nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Câu hỏi 2. Quy định pháp luật về thời gian nghỉ dưỡng sức khi bị F0?
Căn cứ khoản 2 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong trường hợp này sẽ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định nhưng tối đa không quá 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày; tối đa 7 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật; bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về F0 được hưởng chế độ gì
Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về F0 được hưởng chế độ gì. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi câu hỏi về F0 được hưởng chế độ gì tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Ánh Tuyết
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]