Theo quy định hiện hành tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động được không?

Thứ 5 , 14/11/2024, 09:06


Bảo hiểm y tế đóng vai trò rất cần thiết và hữu ích cho người dân, đặc biệt là người lao động. Tuy nhiên khi tạm hoãn hợp đồng lao động có thể dẫn tới việc đóng bảo hiểm y tế bị gián đoạn. Vậy người lao động tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động được không?

Câu hỏi của bạn: 

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Theo quy định hiện hành tôi có thể tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động được không?Tôi xin cảm ơn!

Trả lời của Luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động được không cho chúng tôi, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Bảo hiểm y tế 2008 
  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế năm 2014
  • Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế quy định về nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình:
  • Quyết  định 595/QĐ-BHXH Ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế:

Nội dung tư vấn:

1. Bảo hiểm y tế tự nguyện được hiểu như thế nào?

     Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về khái niệm bảo hiểm y tế là:

Điều 2: Giải thích từ ngữ

1. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

...

     Theo đó bảo hiểm y tế tự nguyện được hiểu một cách đầy đủ là một hình thức bảo hiểm được Nhà nước tổ chức không vì mục đích lợi nhuận, hướng tới việc mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe khi đau, ốm, bệnh tật.

     Trừ trường hợp đã tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc và trẻ em duới 6 tuổi cùng những đối tượng được cấp phát thẻ miễn phí thì tất cả mọi người đều có thể tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.


     

2. Có được tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động không?

     Căn cứ theo Khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019: 

Điều 30. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

...

2. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

...

     Vậy khi tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động sẽ không được hưởng lương.

     Căn cứ theo Khoản 4 Điều 42 Quyết  định 595/QĐ-BHXH Ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế:

Điều 42: Quản lý đối tượng

4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

      Mà theo Khoản 2 Điều 3 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì:

Điều 3. Nguyên tắc bảo hiểm y tế

...

2. Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội (sau đây gọi chung là tiền lương tháng), tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương cơ sở.

...

     Mức đóng bảo hiểm y tế lại phụ thuộc theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vậy khi tạm hoãn hợp đồng lao động từ 14 ngày trở lên trong tháng thì sẽ không thể đóng bảo hiểm xã hội, dẫn tới việc người lao động sẽ không thể đóng bảo hiểm y tế.

     Lúc này họ sẽ không thuộc nhóm đối tượng đóng bảo hiểm y tế bắt buộc nên có thể tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.

     Chính vì vậy, để không ảnh hưởng tới việc hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp từ bảo hiểm y tế thì người lao động có thể tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình.

3. Mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện

  Căn cứ theo Điểm e Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế quy định về nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình:

Điều 7: Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:

e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

     Hiện nay quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.

     Vậy mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình sẽ là:

  • Người thứ nhất (thuộc hộ gia đình) đóng 67.050 đồng/tháng.
  • Người thứ hai (thuộc hộ gia đình) đóng 46.935 đồng/tháng.
  • Người thứ ba (thuộc hộ gia đình) đóng 40.230 đồng/tháng.
  • Người thứ 4 (thuộc hộ gia đình) đóng 33.525 đồng/tháng.
  • Người thứ 5 trở đi: 26.820 đồng/tháng.

 

4. Câu hỏi liên quan đến tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động được không?

Câu hỏi 1: Thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình có giá trị sử dụng từ khi nào?

   Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế. 

Câu hỏi 2: Thưa luật sư, tôi là nhà sư thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì có được tham gia bảo hiểm  y tế  theo hộ gia đình không?

     Căn cứ theo Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế quy định về nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình:

Điều 5: Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

3. Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:

a) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;

     Trường hợp của bạn thuộc đối tượng nhà tu hành nên theo quy định có thể tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động được không là gì?

Tư vấn qua Tổng đài 19006178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động được không là gì,..Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động được không là gì. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ. 

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Châu Anh

 

 

 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]