Quyền đối với bất động sản liền kề theo quy định
Thứ 6 , 22/11/2024, 10:38
Bạn đang tìm hiểu quy định pháp luật về quyền đối với bất động sản liền kề; Nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề; Các quyền đối với bất động sản liền kề; Quyền đối với bất động sản liền kề có bị chấm dứt không.... Bài viết dưới đây Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp cho bạn toàn bộ những vướng mắc trên.
1. Quyền đối với bất động sản liền kề là gì?
Điều 245 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (được gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác của thuộc quyền sở hữu của người khác (được gọi là bất động sản hưởng quyền).
Như vậy, nếu bạn có bất động sản sẽ có một số quyền đối với bất động sản liền kề không phải của mình tùy từng trường hợp theo quy định của pháp luật.
2. Nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề
Điều 248 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo những nguyên tắc sau đây:
-
Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền;
-
Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền;
-
Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.
Có thể thấy, pháp luật đề cao sự thỏa thuận của các bên trong việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề, nếu các bên không tự thỏa thuận được thì thực hiện theo nguyên tắc pháp luật quy định, bảo đảm hợp lý giữa các bên.
3. Các quyền đối với bất động sản liền kề
3.1. Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề
Theo Điều 252 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước bắt buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được ngăn chặn hoặc cản trở dòng nước chảy.
Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước, nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
Trong trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí trên cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước sẽ không phải bồi thường thiệt hại.
3.2. Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác
Theo Điều 253 Bộ luật Dân sự 2015, người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước phù hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu.
Người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Ngoài ra, nếu người sử dụng lối dẫn nước mà gây thiệt hại cho người sử dụng đất xung quanh sẽ phải bồi thường.
3.3. Quyền về lối đi qua
Theo Điều 253 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền về lối đi qua như sau:
Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản khác của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất củ họ.
-
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là hợp lý và thuận tiện nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc cũng như thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
-
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền nếu không có thỏa thuận khác.
Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại đồng thời ít gây phiền hà cho các bên; trong trường hợp có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sở hữu khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định như trên mà không có đền bù.
3.4. Quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản liền kề
Theo Điều 255 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản liền kề như sau:
Chủ sở hữu bất động sản có quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý nhưng cần đảm bảo an toàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó, nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
4. Câu hỏi liên quan quyền đối với bất động sản liền kề
Câu hỏi 1. Quyền đối với bất động sản liền kề có bị chấm dứt không?
Theo Điều 256 Bộ luật Dân sự 2015, quyền đối với bất động sản liền kề chấm dứt trong những trường hợp sau đây:
-
Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người.
-
Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền.
-
Theo thỏa thuận của các bên.
-
Một số trường hợp cụ thể khác theo quy định.
Câu hỏi 2. Hiệu lực của quyền đối với bất động sản liền kề thế nào?
Theo Điều 247 Bộ luật Dân sự 2015, quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, trừ những trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Bài viết liên quan
Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến quyền đối với bất động sản liền kề, khách hàng xin vui lòng gọi đến tổng đài 1900 6178 để được các luật sư hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời, chính xác, hiệu quả.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Chuyên viên: Tiến Đạt
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]