Mức hưởng của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như thế nào?

Chủ nhật , 31/03/2024, 08:17


     Mặc dù có di chúc hợp pháp nhưng di sản thừa kế được chia theo di chúc những một số quy định về các trường hợp được hưởng thừa kế không cần phụ thuộc di chúc. 

1. Người Thừa kế không phụ thuộc vào di chúc là gì?

     Bộ luật Dân sự năm 2015 tại Điều 644 quy định về đối tượng được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Những người này được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc với kỷ phần thừa kế là “bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật” khi “không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó”. Như vậy, pháp luật không có quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005 (nay là điểm b khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

2. Người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc gồm những ai?

     Quy định tại điều 664 người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc gồm

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng

  • Con thành niên mà không có khả năng lao động

​     Như vậy có 04 trường hợp được hưởng thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc của người có di sản thừa kế:

  •      Trường hợp thứ nhất: Con chưa thành niên của người để lại di sản

     Theo quy định pháp luật cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên. Cha và mẹ có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên. Nên con chưa thành niên được xác định là người được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề sau:

     Theo quy định tài điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015, sửa dổi bổ sung năm 2017 người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Đổ tuổi được xác định tại thời điểm mở thừa kế tức là thời điểm người có di sản thừa kế chết.

     Con chưa thành niên trong trường hợp này được xác định bao gồm con đẻ( con trong giá thú, con ngoài giã thú) và con nuôi hợp pháp.

  •      Trường hợp thứ hai: Cha, mẹ của người để lại di sản

     Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Nên cha, mẹ được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc gồm cha, mẹ đẻ và cha, mẹ nuôi hợp pháp.

  •  Trường hợp thứ ba: Vợ, chồng của người để lại di sản

     Theo quy định, vợ, chồng là người giám hộ đương nhiên của nhau, có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau. Khi vợ hoặc chồng chết, người còn lại sẽ được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nếu đáp ứng điều kiện họ phải là vợ, chồng hợp pháp của nhau theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Cụ thể như sau:

 Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;

 Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;

  Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.

  • Trường hợp thứ tư: Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động

    Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2015, con thành niên được xác định là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Vì hiện nay chưa có quy định cụ thể về khái niệm của cụm từ "không có khả năng lao động" do đó có thể hiểu một cách chung nhất, người thành niên không có khả năng lao động là người từ đủ 18 tuổi trở lên (tại thời điểm mở thừa kế) nhưng không thể tự nuôi sống bản thân do mắc các bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn đến mất khả năng nhận thức, không làm chủ hành vi của mình như: bị bại liệt toàn thân, liệt cột sống, liệt đốt cổ, liệt hai chi trở lên, mù mắt, mất sức lao động từ 81% trở lên.

     Như vậy, khi thuộc vào các đối tượng nêu trên thì cá nhân đó sẽ được hưởng thừa kế theo diện thừa kế bắt buộc mà không phụ thuộc là có tên trong di chúc hưởng di sản thừa kế hay không.

3. Mức hưởng của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như thế nào?

     Cũng tại Điều 644 của Bộ luật Dân sự 2015, những người không có tên trong di chúc vẫn sẽ được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản thừa kế được chia theo pháp luật.

     Tương tự, trường hợp người để lại di chúc chỉ cho họ hưởng di sản ít hơn 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật, thì những đối tượng này vẫn được hưởng bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.

    Tuy nhiên, quy định này sẽ không áp dụng đối với những người thuộc đối tượng nêu trên nhưng từ chối nhận di sản thừa kế hoặc không có quyền nhận di sản thừa kế (Đã bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe người để lại di sản; Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản…).

4. Hỏi đáp về mức hưởng của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Câu 1: Người thừa kế có được từ chối nhận tài sản thừa kế không?

     Căn cứ tại điều 620 bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì người thừa kế có quyền từ chối di sản được thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật (trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác). Khi từ chối nhận di sản thì người thừa kế phải lập văn bản từ chối trước thời điểm phân chia di sản.

Câu 2: Khi có người không đồng ý trong việc phân chia di sản thì giải quyết như thế nào?

     Trường hợp có người không đồng ý trong việc phân chia di sản, pháp luật ưu tiên và khuyến khích các bên thỏa thuận với nhau. Nếu không tự thỏa thuận được với nhau thì có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.

Các bài viết liên quan:

Để được tư vấn thêm những thông tin cần thiết về Mức hưởng của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như thế nào? , quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 19006178 để được hỗ trợ nhanh nhất! Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Nguyễn Văn Khánh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com