Hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật bao gồm những ai?

Thứ 6 , 12/04/2024, 17:08


     Trường hợp không có di chúc bởi không phải ai cũng nắm rõ quy định pháp luật về hàng thừa kế. Khi chia di sản theo pháp luật thì việc xác định người thừa kế chính xác là vô cùng quan trọng và hạn chế được tối đa tranh chấp phát sinh sau này.

1. Thừa kế theo pháp luật là gì?

     Theo đó, căn cứ Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 về thừa kế theo pháp luật như sau:

Điều 649. Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

     Có thể hiểu thừa kế theo pháp luật là việc chuyển giao tài sản của người chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện thừa kế và trình tự từa kế do pháp luật quy định. Đây là một chế định quan trọng của Bộ luật dân sự  quy định về các trường hợp người thừa kế được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. 

2. Trường hợp nào chia thừa kế theo pháp luật.

     Cụ thể trong các trường hợp tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

     Như vậy có 6 trường hợp chia thừa kế theo pháp luật.

  • Trường hợp một: Không có di chúc.
  • Trường hợp hai: Có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Di chúc không hợp pháp sẽ không có hiệu lực pháp luật, rơi vào trường hợp vi phạm điều kiện chung của giao dịch dân sự theo Điều 177 và điều kiện về di chúc hợp pháp theo Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015.
  • Trường hợp ba: Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
  • Trường hợp bốn: Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản.
  • Trường hợp năm: Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà từ chối nhận di sản.
  • Trường hợp sáu: Phần di sản không được định đoạt trong di chúc.

3. Hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật gồm những ai?

 Căn cứ theo điều điều 651, những người thừa kế theo pháp luật được phân theo hàng thừa kế thứ nhất gồm:

"Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết"

     Như vậy, hàng thừa kế thứ nhất theo quy định pháp luật gồm những người có quan hệ gần gũi nhất đối với người chết đó là: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi.

     Về mối quan hệ cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi: Cha đẻ, mẹ đẻ là người trực tiếp sinh ra người để lại di sản, là người có mối quan hệ huyết thống gần gũi nhất của người chết cũng như con đẻ; Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi là những người được xác lập mối quan hệ dựa trên quy định pháp luật được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, khi quan hệ này được xác lập theo đúng quy định pháp luật thì quyền và nghĩa vụ của người chết đối với những người này cũng tương tự như đối với cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ. Do đó, khi người này chết đi, tài sản để lại nhất thiết phải dành cho những người mà người chết khi còn sống có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng.

     Về mối quan hệ vợ/chồng: Vợ hoặc chồng của người chết là người có quan hệ hôn nhân hợp pháp được pháp luật thừa nhận, xác lập quan hệ hôn nhân này các bên trở thành vợ, chồng của nhau. Theo quy định pháp luật cũng như về mặt đạo đức xã hội vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Do đó, khi vợ hoặc chồng không còn nữa thì tài sản để lại nhất thiết phải dành cho vợ/chồng còn sống.

4. Hỏi đáp về hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật gồm ai?

Câu 1: Có những hàng thừa kế nào?

     Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các hàng thừa kế sau đây:

     Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

     Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

     Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Câu 2: Người thừa kế là ai?

     Căn cứ vào điều 613 Bộ luật dân sự 2015 ta có thể hiểu người thừa kế là người được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.

     Người thừa kế là cá nhân, thì phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc nếu là người được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế thì phải đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Bài viết liên quan:

     Để được tư vấn thêm những thông tin cần thiết về Hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật bao gồm những ai, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 19006178 để được hỗ trợ nhanh nhất! Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Nguyễn Văn Khánh

 

 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]