Giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng

Thứ 2 , 25/11/2024, 15:07


     Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng. Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu quy định pháp luật về việc giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng 

1. Thế nào là vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng?

      Có thể hiểu cơ bản vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.

      Mặc dù chưa có quy định cụ thể để áp dụng giải quyết nhưng việc giải quyết vụ việc dân sự vẫn được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật Dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự quy định. Theo đó, khoản 2 Điều 14 BLDS 2015 quy định: “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng.” 

2. Nguyên tắc giải quyêt vụ việc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng như thế nào?

      Việc áp dụng các căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật áp dụng được thực hiện theo thứ tự sau:

(1) Áp dụng tập quán

  • ​Tòa án áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dâự n strong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định. Tập quán không được trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 BLDS 2015.
  • Căn cứ quy định tại Điều 5 Bộ luật Dân sự 2015 (“BLDS”), điều kiện để một quy tắc xử sự được xem là tập quán gồm: 
  • Có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể;
  • Được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài;
  • Được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong vùng miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc một lĩnh vực dân sự.
  • Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng. Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự. 

(2) Áp dụng tương tự pháp luật

  • Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự trong các trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng.
  • Khi áp dụng tương tự pháp luật, Tòa án phải xác định rõ được tính chất pháp lý của vụ việc dân sự, xác định rõ trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh quan hệ đó và xác định quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.

 (3) Áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng 

  • Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự khi không thể áp dụng tập quán hoặc áp dụng tương tự pháp luật.
  • Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 BLDS 2015, cụ thể:
  • Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản;
  • Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyên cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được các chủ thể khác tôn trọng;
  • Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách trung thực;
  • Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác;
  • Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
  • Án lệ sử dụng để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật áp dụng là án lệ được Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố.
  • Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự.

       Như vậy, đối với những vụ việc chưa có điều luật quy định thì Tòa án có thể áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật hoặc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sư, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết.

3. Trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng

      Căn cứ điều 44 Bộ luật tố tụng dân sự quy định như sau:

Điều 44. Trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng

Trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.

      Như vậy trình tự, thủ tục thụ lý giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật. 

Trình tự, thủ tục thu lý gồm 6 bước

  • Bước 1: Nộp đơn khởi kiện

  • Bước 2: Phân công thẩm phán xem xét đơn

  • Bước 3: Thụ lý vụ án

  • Bước 4: Tiến hành hòa giải

  • Bước 5: Chuẩn bị xét xử

  • Bước 6: Đưa vụ án ra xét xử ở phiên tòa sơ thẩm

 

 

4. Chuyên mục hỏi đáp

Câu 1: Tòa án có được từ chối giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng không?.

     Theo Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp như sau:

Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

...

2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.

Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.

Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định.

     Như vậy, tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.

Câu 2: Tòa án cấp nào xử lý vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng?

     Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng.

     Tuy nhiên, trong một số trường hợp quy định tài điều 37 Bộ luật TTDS năm 2015 đưa ra xét xử tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý và giải quyết.

Các bài viết liên quan

     Để được tư vấn thêm những thông tin cần thiết về giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 19006178 để được hỗ trợ nhanh nhất! Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Nguyễn Văn Khánh

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]