Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Thứ 2 , 04/10/2021, 04:55


     Thực phẩm là thứ không thể thiếu đối với cuộc sống của chúng ta. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hầu hết các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm đều phải xin giấy phép về an toàn thực phẩm. Cùng theo dõi bài viết dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm dưới đây của luật Toàn Quốc để hiểu rõ hơn về vấn đề này.      

1. Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là gì?

      Hiện nay pháp luật không có định nghĩa cụ thể về giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, về cơ bản có thể hiểu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (hay còn gọi là "giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm") là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh về thực phẩm (hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp) sau khi đã thẩm định đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.

2. Tại sao phải xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

      Xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh là thủ tục bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Theo đó, đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nếu không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ bị xử phạt theo Điều 18 Nghị định 118/2015/NĐ-CP, cụ thể:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật 
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.

     Biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm: Buộc thu hồi, thay đổi mục đích sử dụng, tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm 

     Ngoài ra, nếu các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc diện phải cấp giấy phép nhưng tự nguyện nộp hồ sơ và được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm sẽ làm tăng uy tín của sản phẩm đối với đối tác, khách hàng.

 

3. Thủ tục xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

     Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là thủ tục phức tạp. Cụ thể như sau:

3.1. Hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

      Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm

3.2. Trình tự xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

     Bước 1: Đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 

    Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm: Trong giai đoạn này chủ cơ sở đồng thời phải chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, mặt hàng thực phẩm kinh doanh đảm bảo sạch sẽ, đủ điều kiện về an toàn thực phẩm; tổ chức tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho chính mình và nhân viên.

     Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Trong giai đoạn này cơ quan chức năng sẽ kiểm tra thành phần hồ sơ và trao giấy biên nhận cho người thực hiện thủ tục. 

    Bước 4: Sau khi kiểm tra hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thành lập đoàn thẩm định xuống trực tiếp cơ sở sản xuất, kinh doanh để kiểm tra điều kiện về an toàn thực phẩm

   Bước 5: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sau khi đã thẩm định hồ sơ và trực tiếp kiểm tra tại cơ sở có đủ điều kiện về an toàn thực phẩm

      >>>Xem thêm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất

3.3. Cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

      Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

 

4. Những khó khăn khi quý khách tự làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

     Như đã phân tích ở trên, để được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm phải đáp ứng nhiều điều kiện và trải qua một quy trình phức tạp, nếu không am hiểu pháp luật về vấn đề này sẽ khó đạt được kết quả. Bạn có thể gặp phải những khó khăn như:

  • Không biết khi kinh doanh thì cơ sở của mình thuộc đối tượng bắt buộc có giấy chứng nhận ATTP hay không?
  • Không biết để được cấp giấy phép an toàn thực phẩm thì cơ sở sản xuất kinh doanh cần đáp ứng điều kiện gì?
  • Không nắm rõ về hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận ATTP gồm những giấy tờ gì? Chuẩn bị sao cho hợp lệ?
  • Bạn không biết chính xác thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thuộc về cơ quan nào? Trong khi có quá nhiều loại thực phẩm được phân công cho cả ba cơ quan là Bộ Công Thương, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp quản lý;
  • Bạn không nắm rõ quy trình hoàn chỉnh cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm gồm những bước nào? Thời hạn giải quyết là bao lâu? Trong trường hợp phải bổ sung hồ sơ hoặc cơ sở thiếu điều kiện thì khắc phục như thế nào?
  • Nếu không xin được giấy chứng nhận ATTP thì có bị xử phạt không....

      Bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu về vấn đề này mà vẫn không hiểu được hết quy trình thực hiện hoàn chỉnh, không thể giải quyết được vướng mắc của mình và không tìm được giải pháp. Nhưng bạn đừng quá lo lắng vì Luật Toàn Quốc sẽ giải quyết tất cả các vấn đề của bạn.

5. Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của luật Toàn Quốc

5.1. Nội dung dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm 

      Chúng tôi với đội ngũ Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, am hiểu kiến thức sâu rộng, giải quyết vấn đề một cách linh hoạt sẽ giúp bạn giải đáp những vướng mắc một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. 

     Để đảm bảo công việc của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, chính xác, kịp thời, Công ty Luật Toàn quốc sẽ thực hiện toàn bộ công việc dưới đây:

  • Tư vấn cụ thể tất cả những vấn đề liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho khách hàng ngay từ khi tiếp nhận yêu cầu;
  • Tư vấn, soạn thảo, chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm một cách chính xác, hợp lệ;
  • Tư vấn, hỗ trợ nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Tư vấn khảo sát cơ sở, doanh nghiệp để đánh giá, định hướng chuẩn bị các thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng điều kiện pháp luật đề ra;
  • Tư vấn và khắc phục những tồn tại về trang thiết bị, cơ sở vật chất cùng doanh nghiệp như: sắp xếp các trang thiết bị, các dụng cụ, các điều kiện về nền, tường, trần, hệ thống điện, hệ thống thông gió, kho bãi, chất thải,…;
  • Tư vấn và hoàn thiện cùng doanh nghiệp một số thủ tục hành chính như: sổ kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, sổ lưu mẫu, sổ quản lý sức khỏe nhân viên, sổ theo dõi chế biến,….
  • Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Trả kết quả và trao tận tay cho quý khách giấy chứng nhận an toàn thực phẩm sau khi hoàn tất các thủ tục và được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. 

     >>>Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội

5.2. Cách thức liên hệ sử dụng dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm 

     Với phương châm "Trao cho khách hàng sự tiện lợi nhất" Luật Toàn Quốc xây dựng mô hình tư vấn với nhiều kênh liên hệ khác nhau. Tuỳ vào hoàn cảnh, điều kiện của từng khách hàng để chọn phương thức liên hệ thuận tiện nhất, bao gồm:

     Dù lựa chọn theo phương thức nào bạn cũng được cung cấp dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm một cách nhanh chóng với chi phí hợp lý nhất.

6. Hỏi đáp về dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Câu hỏi 1: Thời hạn của giấy chứng nhận VSATTP là bao lâu?

     Theo Điều 37 luật an toàn thực phẩm 2010, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. 

Câu hỏi 2: Các trường hợp không phải xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

     Theo Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

      Các cơ sở trên đây phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng theo luật an toàn thực phẩm.

Câu hỏi 3: Làm giả giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bị xử lý như thế nào?

     Làm giả giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là hành vi bị pháp luật cấm. Hành vi này có thể bị xử lý Hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017). Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tù đến 7 năm và phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

     Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Rất mong nhận được sự tin tưởng và hợp tác cùng Quý khách hàng.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn! 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com