Người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội được không
Thứ 3 , 12/11/2024, 09:08
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư, Luật sư cho hỏi theo quy định pháp luật người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội được không? Tôi xin cảm ơn!
Trả lời của Luật sư:
Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội được không cho chúng tôi, chúng tôi xin đưa ra quy định về thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội có được không như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật bảo hiểm xã hội 2014;
-
Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
-
Nghị định 143/2018 Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam;
Nội dung tư vấn:
1. Bảo hiểm xã hội được hiểu như thế nào?
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Thoả thuận không đóng bảo hiểm xã hội là thực tế xảy ra giữa ngươi lao động và người sử dụng lao động đối với trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội được không?
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể như sau:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
Ngoài ra Căn cứ quy định tại khoản 1 điều 17 Luật bảo hiểm xã hội:
Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
......
Như vậy, người lao động có hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và người sử dụng lao động và người lao động không được thỏa thuận về việc không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
3. Mức phạt khi thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội giữa người lao động và người sử dụng lao động
Căn cứ theo Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm về quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Trường hợp 1: đối với người lao động
Điều 39. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.
Theo theo khoản 1 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì người lao động thỏa thuận với sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động bị xử phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Trường hợp 2: đối với người sử dụng lao động
Căn cứ theo khoản 5, 6 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Điều 39. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
5. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
.............
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;
...................
6. Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đồng thời, theo Khoản 10 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì người sử dụng lao động sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, 6 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
- Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng.
- Nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng.
- Khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6 Điều này từ 30 ngày trở lên.
Như vậy, người lao động có hợp đồng lao động chính thức thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và doanh nghiệp bạn không được thỏa thuận với người lao động về việc không tham gia bảo hiểm xã hội.
Trường hợp hai bên có hành vi thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội thì người lao động có hành vi thỏa thuận không tham gia bảo hiểm xã hội sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Đồng thời, người sử dụng lao động sẽ bị phạt khi kê khai thiếu số người tham gia BHXH, không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp với mức phạt từ 12% đến 15% nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng và không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, với mức phạt từ 18%-20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.
4. Hỏi đáp về thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội được không như sau:
Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi: có thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội với người lao động là người nước ngoài được không? Tôi cảm ơn!
Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:
- Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Ngoại trừ 2 trường hợp sau:
- Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.
- Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định
Trường hợp người lao động nước ngoài đủ điều kiện đóng bảo hiểm xã hội thì người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động không được thỏa thuận về việc không đóng bảo hiểm xã hội.
Câu hỏi 2: Tôi ký hợp đồng thử việc với công ty A thì có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định một trong những trường hợp người lao động thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc là có hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng,...
Trường hợp bạn làm việc theo hợp đồng thử việc sẽ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, thời gian thử việc của bạn sẽ không được tính tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về vấn đề có thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội được không như sau:
Tư vấn qua Tổng đài 19006178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về theo quy định pháp luật hiện hành có thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội được không,..Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội được không theo quy định pháp luật hiện nay. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Nguyễn Huệ
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]