Thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiêp

Thứ 3 , 12/11/2024, 09:08


Hiện nay nhiều trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng chuyển đi nơi khác sinh sống. Vậy những trường hợp nào đủ điều kiện chuyển nơi hưởng trợ cấp thất ngiệp? Thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào? Bài viết dưới đây của luật Toàn Quốc sẽ phân tích chi tiết về thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định 

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Hiện nay tôi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng thứ 3 tại Hà Nội và vẫn còn 5 tháng chưa hưởng. Tuy nhiên sắp tới tôi có dự định về Nghệ An thời gian dài. Vậy 5 tháng trợ cấp thất nghiệp chưa hưởng tôi hưởng tiếp tại Nghệ An được không? Tôi xin cảm ơn.

Câu trả lời của Luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật việc làm
  • Nghị định 28/2015/NĐ-CP
  • Nghị định 61/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn:

1. Hiểu thế nào là chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

     Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp được hiểu là người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương này, nay có nhu cầu chuyển đến nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác. Khi có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp người lao động cần nộp hồ sơ theo quy định đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp để được giải quyết.

2. Điều kiện chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

     Theo quy định tại khoản 1 điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì điều kiện chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp là:

Điều 22. Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

................

      Như vậy có thể thấy người lao động muốn chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cần phải đáp ứng điều kiện là đã hưởng ít nhất 1 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định pháp luật tại nơi đăng ký hưởng trợ cấp trước đó. Đối với trường hợp của bạn, tổng thời gian hưởn trợ cấp thất nghiệp của bạn là 8 tháng, bạn đã hưởng tại trung tâm dịch vụ việc làm ở Hà Nội 3 tháng. Như vậy còn 5 tháng trợ cấp thất nghiệp chưa hưởng bạn có thể làm thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp về Nghệ An để tiếp tục hưởng theo quy định.

3. Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

     Để chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải nộp hồ sơ đến cả trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến. Cụ thể như sau:

3.1. Hồ sơ nộp đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp

     Người lao động nộp đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.

3.2. Hồ sơ nộp đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến

      Theo quy định tại khoản 2 điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP người lao động cần nộp đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến những giấy tờ sau:

  •  Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
  •  Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;
  •  Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
  •  Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);
  • Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

4. Thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

     Theo quy đinh tại điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nghị định 61/2020/NĐ-CP thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện như sau:

Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ tại mục 3.1 đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

     Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định

Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ từ Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiêp thì người lao động nộp hồ sơ đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến. Hồ sơ bao gồm những giấy tờ tại mục 3.2.

Bước 3: Nhận trợ cấp thất nghiệp

     Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp do người lao động chuyển đến, trung tâm dịch vụ việc làm gửi văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi chuyển đến để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động kèm theo bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

5. Hỏi đáp về chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Câu hỏi 1: Trường hợp người lao động đã nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp từ trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng sau đó không muốn chuyển nữa thì hồ sơ giải quyết như thế nào?

     Theo quy đinh tại khoản 7 Nghị định 28/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại nghị định 61/2020/NĐ-CP trong trường hợp người lao động đã nhận hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng chưa nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến và không có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa thì người lao động phải nộp lại giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đi.

      Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận lại giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm gửi văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động.

Câu hỏi 2: Sau khi nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động cần nộp hồ sơ đến trung tâm dịch vụ việc làm trong thời gian bao nhiêu lâu?

      Theo quy định tại khoản 5 điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến trừ các trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều này.

     Tuy nhiên từ ngày 15/7/2020 Nghị định 61/2020/NĐ-CP đã có quy định bãi bỏ quy định tại khoản 5 điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP. Như vậy hiện nay không có quy định về thời gian người lao động nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến trung tâm dịch vụ việc làm chuyển đơn. Mặc dù vậy nhưng để đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì sau khi nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động nên chủ động nộp hồ sơ đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến để tiếp tục được hưởng trợ cấp thất nghiệp những tháng còn lại chưa hưởng.

Câu hỏi 3: Theo quy định  đối với trường hợp người lao động chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến nơi mới có được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế không?

     Căn cứ khoản 7 điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 61/2020/NĐ-CP thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp do người lao động chuyển đến, trung tâm dịch vụ việc làm gửi văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi chuyển đến để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động 

     Như vậy khi người lao động chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến nơi mới sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi chuyển đến cấp thẻ bảo hiểm y tế mới cho người lao động.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Tư vấn qua Tổng đài 19006178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp, nơi nộp hồ sơ.... Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Chuyên viên: Hoài Thương

 

 

 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]