Chế độ thai sản khi sinh đôi theo quy định pháp luật hiện hành

Thứ 3 , 12/11/2024, 09:08


Chế độ thai sản khi sinh đôi theo quy định pháp luật hiện hành? Mức hưởng chế độ thai sản được quy định như thế nào?

Câu hỏi của bạn:

   Thưa Luật sư, Luật sư cho hỏi chế độ thai sản khi sinh đôi theo quy định pháp luật hiện hành? Tôi xin cảm ơn!

Trả lời của Luật sư:

    Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chế độ thai sản khi sinh đôi cho chúng tôi, chúng tôi xin đưa ra quy định về chế độ thai sản khi sinh đôi như sau:  

Căn cứ pháp lý:

  • Luật bảo hiểm xã hội 2014;

  • Thông tư 06/2021/TT-BLĐTB-XH sửa đổi, bổ sung Thông tư 59/2015/TT-BLĐTB-XH quy định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;

Nội dung tư vấn:

1. Chế độ thai sản khi sinh đôi được hiểu như thế nào?

    Chế độ thai sản khi sinh đôi là chế độ của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với người lao động nhằm đảm bảo thu nhập và sức khỏe cho lao động nữ khi mang thai đôi, sinh con đôi, nuôi con sơ sinh. Chế độ thai sản khi sinh đôi được áp dụng đối với người lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện pháp luật quy định.

2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh đôi

     Căn cứ theo Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

 Căn cứ theo Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

     Như vậy, để được hưởng chế độ thai sản khi sinh đôi thì cần đáp ứng các điều kiện cụ thể sau:

  •  Thứ nhất, Lao động nữ cần đáp ứng tiêu chí sinh 02 con/1 lần sinh.

  •  Thứ hai, Người lao động đáp ứng về thời gian đóng bảo hiểm từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

        - Hoặc người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

     Trường hợp, người lao động đáp ứng hai điều kiện trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội 2014.

     Theo đó, khi người lao động đáp ứng những điều kiện trên sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ thai sản.

3. Mức hưởng chế độ thai sản khi sinh đôi

3.1 Trợ cấp thai sản khi sinh đôi

Căn cứ Điều 34, Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng chế độ thai sản như sau:

Trường hợp 1: đối với lao động nữ

     Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

     Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

    Như vậy, lao động nữ sinh đôi được nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản 07 tháng. 

Trường hợp 2: đối với lao động nam có vợ sinh đôi

    Căn cứ Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ khi sinh con như sau:

     Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con thì trong vòng 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh được nghỉ hưởng chế độ thai sản như sau:

  • 10 ngày làm việc nếu sinh đôi thường.

  • 14 ngày làm việc trường hợp vợ sinh đôi mà phải phẫu thuật.

    Mức hưởng một ngày được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày. Trường hợp người lao động đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

3.2 Tiền trợ cấp một lần khi sinh đôi

    Căn cứ Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trợ cấp một lần khi sinh con như sau:

  • Lao động nữ sinh con thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.

  • Trường hợp vợ sinh con nhưng chỉ có chồng tham gia BHXH và đã đóng đủ từ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi người vợ sinh. Mức trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

     Theo quy định trên, lao động nữ sinh đôi hoặc trường hợp vợ sinh đôi chỉ có chồng tham gia BHXH thì được hưởng mức trợ cấp bằng 04 lần mức lương cơ sở.

    Hiện nay, năm 2022 thì mức lương cơ sở vẫn đang là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, trợ cấp thai sản một lần khi sinh đôi được nhận = 1,49 triệu đồng x 4 = 5,96 triệu đồng.

3.3. Tiền dưỡng sức sau khi sinh đôi

     Căn cứ Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh như sau:

   Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày. Cụ thể, số ngày nghỉ như sau:

  • Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên.

     Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

    Như vậy, lao động nữ sinh đôi hoặc sinh đôi được nghỉ thêm tối đa 10 ngày. 

4. Thời gian nghỉ chế độ thai sản khi sinh đôi

     Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản sinh đôi được quy định:

Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

.................

    Như vậy, thời gian nghỉ chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh đôi là 07 tháng, nhiều hơn so với trường hợp sinh 01 con là 01 tháng.

     Đối với lao động nam khi vợ sinh con đôi thì theo khoản 6, 7 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTB-XH sửa đổi, bổ sung Điều 10 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTB-XH cụ thể quy định lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

..........

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

.............

     Theo đó, lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, nếu vợ sinh đôi mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

    Trường hợp nghỉ nhiều lần thì thời gian bắt đầu nghỉ việc của lần cuối cùng vẫn phải trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con và tổng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không quá thời gian quy định trên.

5. Hỏi đáp về chế độ thai sản khi sinh đôi như sau:

Câu hỏi 1:Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi sinh đôi bao gồm những loại giấy tờ gì?

     Khi lao động sinh con thì cần phải chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ và thực hiện các thủ tục để hưởng chế độ thai sản như sau:

  • Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh(bản sao);

  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

  • Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

  •  

  •  
  •  

    Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.

     Sau khi chuẩn bị những giấy tờ hồ sơ nêu trên thì đối với người lao động đã nghỉ việc tại công ty thì tiến hành nộp hồ sơ tại Cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người lao động cư trú. Đối với người lao động chưa nghỉ việc thì trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc thì người lao động phải nộp hồ sơ trên cho người sử dụng lao động.

Câu hỏi 2: Thời gian giải quyết chế độ thai sản khi sinh đôi là bao nhiêu ngày? 

   Căn cứ theo Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản như sau:

  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thai sản cho người sinh đôi từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định.

  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả chế độ thai sản cho người lao động.

      Như vậy, thời hạn giải quyết bảo hiểm xã hội thai sản tối đa là 20 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nộp đủ hồ sơ cho người sử dụng dụng lao động. Trường hợp người lao động đã nghỉ việc trước khi sinh con thì thời gian giải quyết bảo hiểm xã hội thai sản là 5 ngày. 

     Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết chế độ bảo hiểm thai sản cho bạn thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về chế độ thai sản khi sinh đôi như sau:

Tư vấn qua Tổng đài 19006178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về chế độ thai sản khi sinh đôi,..Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về chế độ thai sản khi sinh đôi theo quy định pháp luật hiện nay. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Luật Toàn Quốc  xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Nguyễn Huệ

 

 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]