Quy định pháp luật về việc xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc
Thứ 3 , 19/11/2024, 10:38
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư, gia đình tôi có nuôi 1 đàn bò có 5 con, sau khi chăn thả và lùa bò về chuồng thì tôi phát hiện có 1 con bò khác đã nhập vào với đàn bò nhà tôi. Tôi đã đi hỏi các gia đình có nuôi bò gần nhà và báo với Uỷ ban nhân dân xã nhưng không thấy ai đến nhận lại bò. Vậy Luật sư cho tôi hỏi tôi có được xác lập quyền sở hữu với con bò đó không? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Câu trả lời của Luật sư:
Luật Toàn quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi về vấn đề Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc. Chúng tôi xin đưa ra thông tin tư vấn về vấn đề này như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự năm 2015
Nội dung tư vấn:
1. Gia súc bị thất lạc là gì?
Gia súc là khái niệm dùng để chỉ những loài động vật 4 chân, có vú được thuần hoá và nuôi trong điều kiện gia đình, trang trại. Gia súc bị thất lạc là những gia súc được nuôi trong điều kiện gia đình, trang trại nhưng do sơ suất trong quá trình chăn thả hoặc do tập quán thả rông, không trông coi nên bị thất lạc.
Gia súc thất lạc là những gia súc mà vào thời điểm bắt được gia súc đó không nằm trong sự quản lý của bất kỳ chủ thể nào.
2. Căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc
Căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc được quy định tại khoản 6 Điều 221 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.
Như vậy, người chiếm hữu gia súc bị thất lạc mà phù hợp với các quy định của pháp luật thì có thể xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc đó.
3. Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc
Khoản 1 Điều 231 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về vấn đề này như sau:
1. Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.
Theo quy định trên thì người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân sân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết và nhận lại. Sau khi thực hiện thông báo, có hai trường hợp xảy ra:
- Trường hợp không tìm được chủ sở hữu gia súc: Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.
- Trường hợp tìm được chủ sở hữu gia súc: Nếu chủ sở hữu gia súc chứng minh được quyền sở hữu của mình đối với gia súc thì được nhận lại gia súc bị thất lạc đó và phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Nếu trong thời gian được nuôi giữ gia súc bị thất lạc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, bạn đã đi hỏi các gia đình nuôi bò gần nhà và báo với Ủy ban nhân dân xã nên trách nhiệm thông báo công khai thuộc về Uỷ ban nhân dân xã. Và theo quy định pháp luật thì nếu sau 06 tháng kể từ ngày thông báo công khai mà vẫn không ai đến nhận thì bạn có quyền sở hữu đối với con bò đó.
4. Hỏi đáp về Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc
Câu hỏi 1: Nếu bắt giữ được gia súc thất lạc mà không báo với Uỷ ban nhân dân cấp xã đã tự ý đem bán thì có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ vào Nghị định 144/2021/NĐ-CP, trong trường hợp bắt giữ được gia súc thất lạc, người bắt giữ không thực hiện nghĩa vụ thông báo tới Uỷ ban nhân dân cấp xã và đã đem gia súc đi bán thì có thể bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với hành vi Chiếm giữ tài sản của người khác theo quy định tại Điểm đ) khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Câu hỏi 2: Nếu trong thời gian nuôi giữ mà gia súc có đẻ con thì ai có quyền sở hữu?
Căn cứ vào Điều 231 Bộ luật dân sự năm 2013 thì nếu trong gian nuôi giữ mà gia súc bị thất lạc đẻ con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra. Nếu không thể chia số gia súc sinh ra thì có thể quy đổi thành tiền và người bắt giữ được hưởng 50% giá trị số gia súc sinh ra. Ngoài ra, người bắt giữ được gia súc bị thất lạc sẽ phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.
Bài viết có liên quan:
Căn cứ xác lập quyền sở hữu theo quy định pháp luật
Quy định của pháp luật về chi phí sang tên xe máy cũ
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc
Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về vấn đề Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Phương Anh
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]