Thẩm quyền giải quyết trong tranh chấp hợp đồng đặt cọc?

Thứ 2 , 25/11/2024, 15:04


     Trong xã hội ngày nay, việc mua bán giữa các bên ngày càng nhiều, để tạo uy tín thì bên mua thường sẽ đặt cọc cho bên bánmột khoản chi phí trước. Tuy nhiên, việc đặt cọc cũng dễ phát sinh ra nhiều vấn đề liên quan đến pháp lý dẫn đến xảy ra tranh chấp giữa với nhau. Bài viết này sẽ giúp quý độc giả nắm bắt được các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc.  

1. Tranh chấp hợp đồng đặt cọc là gì?

     Căn cứ Điều 328, 385 BLDS 2015, hợp đồng đặt cọc đặt cọc có thể được hiểu là sự thoả thuận giữa các bên về việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

     Tranh chấp hợp đồng đặt cọc có thể được hiểu là những bất đồng, xung đột về quyền và lợi ích giữa các bên liên quan đến hợp đồng đặt cọc. Một số tranh chấp hợp đồng đặt cọc phổ biến như: tranh chấp về hiệu lực của hợp đồng đặt cọc, tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng hoặc tranh chấp về phạt cọc và tiền phạt cọc.

2. Cơ quan có quyền giải quyết tranh chấp  

     Về nguyên tắc, đối với hợp đồng đặt cọc khi phát sinh tranh chấp thì thẩm quyền giải quyết được ưu tiên áp dụng theo thỏa thuận hợp pháp của các bên ghi nhận tại hợp đồng. Theo đó, nếu các bên đã có thoả thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp (hoà giả thương mại, trọng tài hoặc toà án) thì khi phát sinh tranh chấp thì thẩm quyền giải quyết được ưu tiên áp dụng theo thoả thuận.

     Trong trường hợp không có thoả thuận, thì khi phát sinh tranh chấp hợp đồng, nếu các bên không tự hòa giải thì tranh chấp được giải quyết tại Tòa án. Người khởi kiện (nguyên đơn) có quyền nộp đơn khởi kiện tại Toà án Nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức. 

3. Thẩm quyền giải quyết trong tranh chấp hợp đồng đặt cọc

     Theo BLTTDS 2015, thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc gồm: thẩm quyền theo vụ việc, thẩm quyền theo cấp tòa án và thẩm quyền theo lãnh thổ.

Thẩm quyền theo vụ việc

Tùy vào chủ thể và mục đích trong hợp đồng mà tranh chấp hợp đồng đặt cọc đó thuộc vào loại tranh nào.

  • Đối với tranh chấp hợp đồng đặt cọc giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận thuộc loại vụ việc tranh chấp kinh doanh thương mại theo quy định tại khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015.

  • Đối với tranh chấp hợp đồng đặt cọc giữa các chủ thể thuần túy về dân sự thì thuộc loại vụ việc tranh chấp hợp đồng dân sự theo quy định tại khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015.

Thẩm quyền theo cấp tòa án

     Căn cứ Điều 35 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện. Trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Thẩm quyền theo lãnh thổ

     Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

  • Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp hợp đồng đặt cọc.

  • Trường hợp các đương sự thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú của nguyên đơn nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc trụ sở của nguyên đơn nếu nguyên đơn là tổ chức thì tòa án đó có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm. Còn nếu như các bên không có thoả thuận lựa chọn tòa án nơi cư trú làm việc của nguyên đơn hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn thì tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc hoặc nơi bị đơn đặt trụ sở sẽ có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.

4. Hỏi đáp về thẩm quyền giải quyết trong tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Câu hỏi 1: Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không?

     Hiện nay, pháp luật không có quy định bắt buộc về việc phải công chứng hợp đồng đặt cọc. Khác với hợp đồng mua bán, hợp đồng đặt cọc này không bắt buộc phải công chứng. Để đảm bảo an toàn các bên nên công chứng hợp đồng đặt cọc này để tránh các rủi ro pháp lý nếu có tranh chấp xảy ra. Việc công chứng, có thể do các bên tự thỏa thuận với nhau. Vì thế, một hợp đồng đặt cọc không có công chứng vẫn có hiệu lực pháp luật.

Câu hỏi 2: Khi có tranh chấp về hợp đồng đặt cọc thì yêu cầu bồi thường về phạt cọc có được chấp thuận?

     Căn cứ khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 thì khi giao kết hợp đồng nhưng không thực hiện được do một bên từ chối thì bị phạt cọc. Phạt cọc được thực hiện bằng chính tài sản đã đặt cọc khi bên đặt cọc vi phạm nghĩa vụ; bên nhận đặt cọc vi phạm nghĩa vụ thì trả lại cọc và “phạt cọc” bằng một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc. Tất nhiên, ngoài quy định mang tính định hướng của pháp luật, các bên có quyền thỏa thuận khác về mức phạt cọc này nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật.

     Khi có tranh chấp về hợp đồng đặt cọc thì yêu cầu bồi thường về phạt cọc sẽ được chấp thuận. Nếu khi giao kết hợp đồng nhưng không thực hiện được do một bên từ chối thì bị phạt cọc, nhưng trong trường hợp hợp đồng không thực hiện được do lỗi cả hai bên thì sẽ không phạt cọc.

Bài viết liên quan:

     Để được tư vấn chi tiết về thẩm quyền giải quyết trong tranh chấp hợp đồng đặt cọckhách hàng xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 19006178 để được hỗ trợ.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Lê Vũ Hải Đăng

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]