Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Thứ 2 , 25/11/2024, 15:04


     Ngày nay, các giao dịch dân sự, thương mại trong xã hội ngày càng đa dạng, phức tạp. Các quy định về hợp đồng vay tài sản đã góp phần đảm bảo sự ổn định của xã hội, đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng cũng như quyền, lợi ích chung của tập thể, cá nhân. Vậy khi xảy ra tranh chấp thì sẽ như thế nào? Bài viết này sẽ giúp quý độc giả hiểu và nắm bắt các quy định của pháp luật về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản.

1. Tranh chấp hợp đồng vay tài sản là gì?

     Tranh chấp hợp đồng vay tài sản là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của một hoặc cả hai bên chủ thể của hợp đồng về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng vay.

     Tranh chấp có thể về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia trong hợp đồng mà chủ yếu là liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ tự nguyện thỏa thuận. Hoặc cũng có thể xảy ra tranh chấp phát sinh từ nội dung của hợp đồng, giải thích từ ngữ hợp đồng, thực hiện hợp đồng, sửa đổi, bổ sung chấm dứt hợp đồng.

2. Cơ quan có quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản

     Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng vay tài sản các bên nên cùng thỏa thuận, thương lượng giải quyết vấn đề này trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, hướng đến kết quả có lợi nhất cho cả hai bên. Các bên có thể tự thương lượng với nhau hoặc tiến hành hòa giải thông qua một bên thứ ba (Hòa giải viên) để giải quyết tranh chấp.

     Trong trường hợp đã thực hiện thương, hòa giải nhưng không thành, các bên có thể nộp đơn khởi kiện dân sự yêu cầu Tòa án giải quyết. 

3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại Toà án

     Thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại các Điều 35, 37, 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau:

  • Các bên có thể tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức.

      Nếu không có thỏa thuận thì Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.

  • Trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

4. Hỏi đáp về thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Câu hỏi 1: Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng vay tài sản là bao lâu ?

     Thời hiệu khởi kiện là khoảng thời gian mà chủ thể có thể yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự, với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.. Thời hiệu này bắt đầu tính từ khi người có quyền yêu cầu khởi kiện biết hoặc phải biết vụ việc xảy ra và thường là 03 năm.

Câu hỏi 2: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản có những bước nào ?

  • Bước 1: Người khởi kiện chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ hiện có đến Tòa án theo các phương thức như nộp trực tiếp tại Tòa án, gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

  • Bước 2: Tòa án thụ lý vụ án, xem xét tài liệu, chứng cứ cần thiết và thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo và nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án để Tòa án thụ lý vụ án dân sự hoặc vụ án dân sự.

  • Bước 3: Chuẩn bị xét xử bao gồm lấy lời khai của đương sự, tiến hành các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc định giá, ủy thác thu thập chứng cứ. Thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, có thể được gia hạn một lần và không quá 02 tháng đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan.

  • Bước 4: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày nếu có lý do chính đáng. Trường hợp Bản án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết.

Bài viết liên quan:

     Để được tư vấn chi tiết về thẩm quyền giải quyết trong tranh chấp hợp đồng vay tài sản, khách hàng xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 19006178 để được hỗ trợ.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Lê Vũ Hải Đăng

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]