Quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự

Thứ 5 , 21/11/2024, 14:07


     Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là một trong những chủ thể tham gia vào vụ án dân. Nhưng khi nhắc đến cụm từ " Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan" có vẻ vẫn là những khái niệm trừu tượng và mơ hồ mà không phải ai cũng có thể hiểu hết được. Từ đó để hiểu rõ hơn những quy định pháp luật về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự, sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết này.

1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là ai?

     Căn cứ khoản 4 và khoản 6 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự như sau:

Điều 68. Đương sự trong vụ việc dân sự 

[...]

4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

[...]

 

 

     Theo đó, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tham gia tố tụng vào vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Việc tham gia tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự có thể do họ chủ động, theo yêu cầu của đương sự khác hoặc theo yêu cầu của Tòa Án.

2. Phân loại người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

     Từ những quy định pháp luật trên người có quyền, nghĩa vụ liên quan được phân ra thành 2 loại:

  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể yêu cầu độc lập 
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập

     Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể có yêu cầu độc lập: là người tham gia vào vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn, tham gia tố tụng độc lập với nguyên đơn và bị đơn. Họ được tự mình yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình, yêu cầu đó tách riêng, độc lập và không phụ thuộc vào yêu cầu của các đương sự tham gia tố tụng khác. Họ có thể đưa ra yêu cầu chống lại nguyên đơn và bị đơn nên có thể khởi kiện ra một vụ án dân sự riêng để yêu cầu Tòa án giải quyết quyền lợi riêng cho mình.

     Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập: là người tham gia vào vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn, tham gia tố tụng phụ thuộc vào nguyên đơn hoặc bị đơn và có quyền quyết định trong phạm vi luật định.Tuy nhiên, khi tham gia tố tụng họ vẫn có quyền quyết định trong phạm vi quyền lợi của họ.

3. Quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự

     Theo quy định tại Điều 73 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định vê quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

Điều 73. Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền, nghĩa vụ sau đây:

a) Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 70 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

  • Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Luật; Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình; Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản; Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 BLTTDS 2015; Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình, yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
  • Nghĩa vụ của Các đương sự khi tham gia tố tụng: Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa; Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật; Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; Sử dụng quyền của đương sự một cách thiện chí, không được lạm dụng để gây cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, đương sự khác; trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu hậu quả theo quy định của BLTTDS 2015, Tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định của Bộ luật này. Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc.

b) Có thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn.

2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều của Bộ luật này. Trường hợp yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khởi kiện vụ án khác.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc chỉ có quyền lợi thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.

4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên bị đơn hoặc chỉ có nghĩa vụ thì có quyền, nghĩa vụ của bị đơn quy định tại Điều 72 của Bộ luật này.

     Do đó, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vụ án dân sự có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của đương sự tham gia vào vụ án dân sự được quy định đầy đủ tại Điều 70 của Bộ Luật Tố tụng Dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vụ án dân sự có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của đương sự tham gia vào vụ án dân sự được quy định đầy đủ tại Điều 70 của Bộ Luật Tố tụng Dân sự.

3.1. Quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan với tư cách là đương sự khi tham gia tố tụng

     Căn cứ Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sư 2015 quy định các đương sự có quyền và nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Theo đó các đương sự có quyền và nghĩa vụ như:

  • Quyền của các đương sự khi tham gia tố tụng : Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Luật; Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình; Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản; Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 BLTTDS 2015; Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình, yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
  • Nghĩa vụ của Các đương sự khi tham gia tố tụng: Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa; Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật; Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; Sử dụng quyền của đương sự một cách thiện chí, không được lạm dụng để gây cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, đương sự khác; trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu hậu quả theo quy định của BLTTDS 2015, Tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định của Bộ luật này. Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc.

3.2. Quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập

     Căn cứ theo khoản 2 Điều 73 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:

  • Nếu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập mà yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án thì họ có quyền, nghĩa vụ tương tự nguyên đơn. Ngoài ra họ còn có quyền khởi kiện vụ án khác nếu yêu cầu độc lập của họ không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong một vụ án.

     Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu độc lập khi đáp ứng các điều kiện:

  • Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
  • Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết.
  • Yêu cầu của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

     Yêu cầu độc lập phải được đưa ra trước thời điển mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Nếu yêu cầu được đưa ra sau thời điểm này thì sẽ không được chấp nhận, và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan sẽ được hướng dẫn sang một vụ án khác. Quy định này đã giúp cho việc giải quyết vụ án chủ động và hợp lý hơn.

3.3 Quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi tham gia tố tụng không độc lập

     Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc chỉ có quyền lợi thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên bị đơn hoặc chỉ có nghĩa vụ thì có quyền, nghĩa vụ của bị đơn quy định tại Điều 72 của Bộ luật này. Nguyên đơn và bị đơn khi tham gia vụ án dân sự đều có các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật tố tụng dân sự. Ngoài ra, nguyên đơn có quyền và nghĩa vụ riêng như thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

4. Hỏi đáp về quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự

Câu hỏi 1. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm thì có quyền kháng cáo không?

     Theo Điều 271 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về người có quyền kháng cáo. Người có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm bao gồm: Đương sự; Người đại diện hợp pháp của đương sự; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện.

    Ngoài ra, theo khoản 1, khoản 4 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự như sau:

  • Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

​     Do vậy, pháp luật không có quy định bắt buộc là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự phải có mặt tại phiên tòa sơ thẩm thì mới có quyền kháng cáo, mà ngay cả trường hợp người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự vắng mặt cũng được quyền kháng cáo.

Câu hỏi 2. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự không muốn tham gia vào vụ án dân sự được không

     Căn cứ Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là một trong những đương sự trong vụ án dân sự nên họ có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của đương sự khi tham gia tố tụng.

     Pháp luật tố tụng dân sự không quy định quyền từ bỏ từ cách tham gia tố tụng dân sự của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Do đó, họ không được từ bỏ trách nhiệm của mình đối với vụ án dân sự khi đã được Toà án xác định quyền lợi và nghĩa vụ liên quan của người đó và đưa vào tham gia tố tụng vụ án dân sự

Bài viết tham khảo: 

     Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự quý khách có thể liên hệ đến tổng đài 19006178 dể được hỗ trợ tư vấn.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Thu Phương 

 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]