Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh bán lẻ trọn gói
Thứ 5 , 07/11/2024, 16:42
1. Giấy phép lập cơ sở bán lẻ là gì?
Cơ sở bán lẻ là địa điểm thực hiện hoạt động bán lẻ. Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để lập cơ sở bán lẻ tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện theo quy định. Tổ chức kinh tế xin giấy phép bán lẻ phải có đăng ký ngành nghề phân phối bán lẻ và có lập cơ sở bán lẻ.
2. Khi nào phải xin giấy phép kinh doanh bán lẻ?
Để bảo hộ cho các nhà đầu tư trong nước tránh khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài, Chính Phủ đã ban hành quy định về các điều kiện để những doanh nghiệp này gia nhập thị trường bán buôn, bán lẻ của Việt Nam. Theo đó, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài muốn thực hiện quyền phân phối bán buôn, bán lẻ và lập cơ sở bán lẻ tại Việt Nam bắt buộc phải xin giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
3. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh bán lẻ
Trước khi xin cấp giấy phép bán lẻ, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp lập cơ sở bán lẻ ngay từ ban đầu, thì hồ sơ xin cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ có thể được nộp cùng hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh.
3.1. Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh
- Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
+ Bản giải trình có nội dung:
- Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP;
- Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của kế hoạch kinh doanh;
- Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;
- Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
+ Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
+ Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).
- Các bước cấp giấy phép kinh doanh:
Bước 1: Hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.
Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện tương ứng quy định. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành căn cứ vào nội dung tương ứng quy định để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh; trường hợp từ chối, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bước 5: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp Bộ Công Thương hoặc bộ quản lý ngành có văn bản từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3.2. Thủ tục xin giấy phép lập cơ sở bán lẻ
- Hồ sơ xin giấy phép lập cơ sở bán lẻ:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ;
+ Bản giải trình có nội dung:
- Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; giải trình việc đáp ứng điều kiện theo quy định; kèm theo tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;
- Kế hoạch kinh doanh tại cơ sở bán lẻ: Trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của kế hoạch kinh doanh;
- Kế hoạch tài chính cho việc lập cơ sở bán lẻ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính.
+ Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
+ Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có), Giấy phép kinh doanh.
+ Bản giải trình các tiêu chí ENT theo quy định trong trường hợp phải thực hiện ENT.
- Trình tự cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ: Được quy định tại Điều 28, 29 Nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính Phủ.
4. Những khó khăn thường gặp khi thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh bán lẻ
Thứ nhất, khó khăn trong việc xác định điều kiện xin giấy phép kinh doanh bán lẻ:
Khó khăn trong việc xác định điều kiện cần đáp ứng trước khi xin giấy phép, trường hợp nào phải xin nhu cầu kinh tế, địa điểm, vốn....
Thứ hai, khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ:
- Không nắm rõ thành phần hồ sơ để xin cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ, số lượng giấy tờ trong hồ sơ cần chuẩn bị;
- Khó khăn trong việc kê khai hồ sơ, chuẩn bị hồ sơ có mẫu sẵn hay tự soạn thảo;
- Không biết cách mô tả kế hoạch kinh doanh, bản giải trình....
Thứ ba, khó khăn khi thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh bán lẻ:
- Khó khăn khi xác định cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, giải quyết, phê duyệt hồ sơ, cơ quan nào cấp phép?
- Không nắm rõ quy trình xin giấy phép kinh doanh, giấy phép bán lẻ;
- Không xác định được các chi phí khi nhận giấy phép lập cơ sở bán lẻ;
- Khó khăn khi giao tiếp, làm việc với các cơ quan cấp Sở, cấp Bộ....
Ngoài ra còn nhiều khó khăn doanh nghiệp có thể gặp phải khi tự mình thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Bất đồng về ngôn ngữ của nhà đầu tư nước ngoài, hạn chế kiến thức về pháp luật Việt Nam, chưa có kinh nghiệm trong việc xin giấy phép lập cơ sở bán lẻ....
6. Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh bán lẻ tại Luật Toàn Quốc
Với những khó khăn, vướng mắc nêu trên, Luật Toàn Quốc sẵn sàng hỗ trợ bạn. Với đội ngũ Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong trong lĩnh vực đầu tư, doanh nghiệp, chúng tôi sẽ giải quyết được tất cả những băn khoăn mà bạn đang gặp phải thông qua việc thực hiện các nội dung sau:
-
Xác định rõ điều kiện để xin giấy phép lập cơ sở bán lẻ, giấy phép kinh doanh; tư vấn và bổ sung các điều kiện còn thiếu (nếu cần);
-
Làm việc với cơ quan có thẩm quyền để thẩm định điều kiện và khả năng được cấp phép tại địa điểm dự định thành lập cơ sở bán lẻ trước khi nộp hồ sơ;
-
Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị đủ hồ sơ cần xin giấy phép kinh doanh bán lẻ;.
-
Cung cấp các thông tin chính xác về chi phí cần nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
-
Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép và cơ quan có liên quan...
Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin giấy phép kinh doanh bán lẻ vui lòng liên hệ Luật Toàn Quốc theo một trong các cách thức sau đây:
- Tư vấn qua điện thoại: Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí 24/7: 19006178.
- Tư vấn qua email: [email protected];
- Tư vấn trực tiếp tại Văn phòng: Số 463 Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
>>>Xem thêm: Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh
7. Hỏi đáp về dịch vụ xin giấy phép kinh doanh bán lẻ
Câu hỏi 1: Điều kiện xin giấy phép kinh doanh bán lẻ cho doanh nghiệp nước ngoài?
Như đã phân tích ở trên, để xin giấy phép lập cơ sở bán lẻ trước tiên doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép kinh doanh để thực hiện quyền phân phối bán lẻ tại Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện để cấp giấy phép kinh doanh theo điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP và các điều kiện để có giấy phép lập cơ sở bán lẻ như sau:
Lập cơ sở bán lẻ thứ nhất:
- Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;
- Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;
- Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.
Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất:
- Trường hợp không phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế: Đáp ứng các điều kiện như lập cơ sở bán lẻ thứ nhất
- Trường hợp phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế: Đáp ứng các điều kiện như lập cơ sở bán lẻ thứ nhất và Đáp ứng tiêu chí Kiểm tra nhu cầu kinh tế.
Câu hỏi 2: Bị mất giấy phép kinh doanh bán lẻ có cấp lại được không?
Căn thứ theo điều 33 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hỏng. Thủ tục cấp lại như sau:
Bước 1: Nộp 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép. Hồ sơ bao gồm Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP).
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến dịch vụ xin giấy phép kinh doanh bán lẻ. Rất mong nhận được sự tin tưởng và hợp tác cùng Quý khách hàng.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]