Thực hiện thủ tục đăng ký khai tử ở đâu

Thứ 6 , 22/11/2024, 10:38


     Khi có người thân bị mất, thì một câu hỏi đặt ra là cần phải tiến hành thủ tục đăng ký khai tử. Tuy nhiên bạn không biết thủ tục tiến hành đăng ký ở đâu, thủ tục như thế nào, cần những giấy tờ gì. Vậy thì hãy cùng Luật Toàn Quốc làm rõ các câu hỏi trên trong bài viết dưới đây.

1. Khai tử là gì?

     Hiện nay, pháp luật chưa có định nghĩa khai tử là gì, tuy nhiên theo cách hiểu thông thường khai tử có thể hiểu là là khai báo về việc một người đã chết cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Dưới góc độ pháp lý thì có thể hiểu khai tử là thủ tục nhằm xác nhận sự kiện một người đã qua đời và xác định sự chấm dứt tư cách chủ thể pháp luật của một người do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

     Đối tượng của khai tử là người đã chết, chết ở đây có thể là chết sinh học (chết tự nhiên) và chết theo quyết định tuyên bố một người là đã chết của tòa án (chết pháp lý). 

     Người tiến hành khai tử được quy định tại Điều 33 Luật Hộ tịch năm 2014:

Điều 33. Thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử

1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.

2. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử.

     Như vậy, người tiến hành khai tử là người thân thích của người chết, trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.

2. Trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký khai tử gồm những bước nào?

     Theo Điều 34 Luật Hộ tịch năm 2014 thì thủ tục đăng ký khai tử gồm các bước sau:

Điều 34. Thủ tục đăng ký khai tử

1. Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Ngay sau khi nhận giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.

Công chức tư pháp - hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

     Như vậy, thủ tục đăng ký khai tử được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch
  • Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận yêu cầu và thực hiện thủ tục

     Sau khi nhận giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch

     Nội dung khai tử được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP: Khi đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch, nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài.

     Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:

     a) Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử;

     b) Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử;

     c) Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử;

     d) Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử;

     đ) Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và d của Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử

  • Bước 3: Trả kết quả: Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng tử cho người yêu cầu

3. Đăng ký khai tử ở đâu?

     Căn cứ quy định tại các Điều 32, 51 Luật Hộ tịch năm 2014, Điều 20 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì:

Điều 32. Thẩm quyền đăng ký khai tử

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử

Điều 51. Thẩm quyền đăng ký khai tử

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử cho người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam.

2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.

Điều 20. Đăng ký khai tử

1. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký khai tử cho người chết là người nước ngoài cư trú tại xã đó.

     Như vậy, đối với việc khai tử được tiến hành tại UBND cấp xã thực hiện việc đăng ký khai tử. Trừ trường hợp người chết là người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam thì UBND cấp huyện sẽ thực hiện việc đăng ký khai tử. Tuy nhiên, trường hợp người nước ngoài cư trú tại xã ở khu vực biên giới thì UBND xã thực hiện đăng ký khai tử cho người đó. 

4. Câu hỏi liên quan đến Thực hiện thủ tục đăng ký khai tử ở đâu

Câu hỏi 1: Khi tiến hành đăng ký khai tử cần mang theo những giấy tờ, tài liệu gì?

     Giấy tờ phải xuất trình bao gồm:

  • Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của anh (chị) - là người có yêu cầu đăng ký khai tử

  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú cuối cùng của người chết để xác định thẩm quyền. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì xuất trình giấy tờ chứng minh nơi người chết hoặc nơi phát hiện thi thể của người chết. Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.

     Giấy tờ phải nộp:

  • Tờ khai đăng ký khai tử theo mẫu;

  • Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Câu hỏi 2: Trách nhiệm khai tử khi một người chết thuộc về những ai?

     Điều 33 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về trách nhiệm đăng ký khai tử như sau:

Điều 33. Thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử

1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.

2. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử.

Bài viết liên quan đến Thực hiện thủ tục đăng ký khai tử ở đâu

    Mọi thắc mắc liên quan đến Thực hiện thủ tục đăng ký khai tử ở đâu hoặc để được hỗ trợ tư vấn về dân sự tại Hà Nội thì liên hệ đến tổng đài 19006178

     Luật Toàn Quốc xin trân thành cảm ơn/

Chuyên viên: Việt Hùng

 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]