Cách làm phiếu lý lịch tư pháp nhanh nhất
Thứ 6 , 02/08/2024, 10:32
1. Lý lịch tư pháp dùng để làm gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật lý lịch tư pháp 2009 lý lịch tư pháp dùng nhằm mục đích sau:
- Chứng minh cá nhân có từng phạm tội hay không, có từng bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
- Làm hồ sơ xin việc, hồ sơ du học, nhập quốc tịch và xin giấy phép lao động cho người nước ngoài
- Ghi nhận việc xóa án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án tái hòa nhập cộng đồng.
2. Phiếu lý lịch tư pháp có mấy loại?
Theo quy định tại Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009, phiếu lý lịch tư pháp được chia thành 2 loại:
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1: được cấp cho cá nhân (công dân Việt Nam, người nước ngoài đã từng hoặc đang cư trú tại Việt Nam) hoặc cơ quan, tổ chức có yêu cầu nhằm phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, công ty. Phiếu này thường dùng trong trường hợp xin việc làm, xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, bổ sung hồ sơ xin việc.
- Phiếu lý lịch tư pháp số 2: cấp cho các cơ quan tiến hành tố tụng (như Công an, Viện kiểm sát, Tòa án) phục vụ công tác điều tra, xét xử hoặc cấp cho cá nhân để họ biết được nội dung lý lịch tư pháp của bản thân. Đặc biệt, phiếu sẽ cần trong hồ sơ định cư Mỹ, xin visa hôn phu/thê hoặc hồ sơ nhận con nuôi.
Sự khác nhau cơ bản của 2 loại phiếu lý lịch tư pháp này là:
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1: chỉ ghi những án tích chưa được xóa án, nên nếu cá nhân từng có án tích nhưng đã xóa án thì trên giấy sẽ không thể hiện án tích.
- Phiếu lý lịch tư pháp số 2: thể hiện tất cả án tích dù đã được xóa hay chưa được xóa.
3. Cách làm phiếu lý lịch tư pháp nhanh nhất
Hiên nay có 3 cách làm lý lịch tư pháp là làm trực tiếp, làm trực tuyến và làm qua dịch vụ bưu chính
(1) Đối với hình thức làm trực tuyến
Bước 1: Truy cập vào đia chỉ https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-chi-tiet-thu-tuc-hanh-chinh.html?ma_thu_tuc=2.000488
Bước 2: Chọn Tỉnh, thành phố. Sau đó chọn [Đồng ý]
Bước 3: Chọn [Nộp trực tuyến]
Bước 4: Đăng nhập tài khoản Cổng dịch vụ công quốc gia
Bước 5: Sau khi đăng nhập thành công, kiểm tra thông tin và điền thông tin còn thiếu
Bước 6: Sau đó lướt xuống phần thành phần hồ sơ và kê khai online, trường hợp bạn thuộc diện được miễn giảm lệ phí thì ấn vào chọn tập tin
Bước 7:Điền vào thông tin tờ khai, sau đó ấn lưu tờ khai
Bước 8: Sau đó bạn được chuyển ra ngoài, kéo xuống nhập mã bảo mật sau đó ấn gửi hồ sơ
Bước 9: Sau khi gửi hồ sơ thành công nhấn trở về
Bước 10: Ấn vào hình răng cưa, chọn thanh toán
Bước 11: Chọn ngân hàng để thanh toán
(2) Đối với hình thức trực tiếp
Bước 1: Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản chụp giấy chứng minh nhân dân (Căn cước công dân) hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
- Các cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Khi đó cần phải bổ sung thêm giấy ủy quyền (có chứng nhận của Ủy ban nhân dân phường/xã nếu là công dân Việt Nam đang sinh sống trong nước hoặc cơ quan ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài nếu là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài) và bản sao chứng minh thư của người được ủy quyền. Trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần giấy ủy quyền.
- Đối với phiếu lý lịch tư pháp số 2, cá nhân không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan cấp lý lịch tư pháp
- Nộp hồ sơ tại Sở tư pháp tỉnh
- Bạn cần lưu ý thời gian làm việc của 2 cơ quan lý lịch tư pháp để tránh đi lại mất công.
- Đóng lệ phí làm lý lịch tư pháp và nhận phiếu hẹn kết quả
Bước 3: Nhận kết quả
- Chú ý kiểm tra lại thông tin trên phiếu kết quả lý lịch tư pháp và hỏi ngay cán bộ tại đó nếu có sai sót.
(3) Và cuối cùng hình thức dịch vụ bưu chính
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ như sau
- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp ( Mẫu số 03/2024/LLTP nếu người được cấp chính là người yêu cầu, hoặc mẫu số 04/2024/TT-LLTP nếu người được cấp ủy quyền cho cá nhân khác làm đơn yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp).
- Văn bản ủy quyền làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp có công chứng. Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền nhưng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con như: Giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu.
- Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Phiếu đăng ký nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính (Mẫu số 01/2014/LLTP).
- Giấy tờ chứng minh như Thẻ sinh viên, Giấy chứng nhận hộ nghèo … nếu thuộc diện được miễn giảm phí làm lý lịch tư pháp.
Bước 2. Nộp hồ sơ và nhận phiếu hẹn:
- Mang hồ sơ tới bưu cục ( Bưu điện Việt Nam – Vietnam Post) để nộp.
- Nhân viên bưu cục sẽ chuyển phát hồ sơ của bạn đến Sở tư pháp. Sau khi nhận được bộ hồ sơ, nhân viên Sở tư pháp sẽ kiểm tra giấy tờ.
- Nếu Giấy tờ đầy đủ và hợp lệ, bạn sẽ nhận được Phiếu hẹn kết quả được gửi vào địa chỉ email đăng ký, điện thoại hoặc tin nhắn. Bạn có thể tra cứu trạng thái xác nhận theo hướng dẫn tra cứu lý lịch tư pháp này.
- Nếu giấy tờ chưa đầy đủ, bạn sẽ được thông báo để bổ sung.
Bước 3. Nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp.
- Phiếu Lý lịch tư pháp sẽ được gửi tới địa chỉ ghi trong Phiếu đăng ký nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính.
- Cá nhân nhận phiếu lý lịch tư pháp phải là:
- Đối với Phiếu Lý lịch tư pháp số 1:
- Người có họ và tên được ghi trong Phiếu đăng ký nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp
- Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp có thể nhận Phiếu nhưng phải được ghi trong Phiếu đăng ký nhận kết quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Đối với Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Chỉ người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 mới được nhận Phiếu lý lịch tư pháp và được ghi trong Phiếu đăng ký nhận kết quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Đối với Phiếu Lý lịch tư pháp số 1:
- Cá nhân nhận phiếu phải xuất trình Chứng minh thư nhân dân hoặc Hộ chiếu.
4. Chuyên mục hỏi đáp
Câu 1: Làm phiếu lý lịch tư pháp thì cần giấy tờ nào?
-
Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp
-
Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu
Câu 2: Thời hạn sử dụng của lý lịch tư pháp là bao lâu?
Hiện nay chưa có văn bản nào quy định thống nhất, rõ ràng về việc lý lịch tư pháp có thời hạn sử dụng trong bao lâu. Tùy vào từng văn bản luật trong các lĩnh vực khác nhau và yêu cầu của cơ quan, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu tình trạng án tích của các cá nhân mà phiếu lý lịch tư pháp sẽ có hiệu lực trong thời gian nhất định.
Như vậy, khi yêu cầu cấp lý lịch tư pháp tùy vào mục đích dùng để làm gì và yêu cầu cụ thể của cơ quan, tổ chức có liên quan để đảm bảo tính hợp lệ của văn bản.
Bài viết liên quan:
Để được tư vấn thêm về các vấn đề liên quan đến cách làm phiếu lý lịch tư pháp nhanh nhất quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900 6178.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Chuyên viên: Nguyễn Văn Khánh
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]