Tiền thai sản là tài sản chung hay tài sản riêng theo quy định của pháp luật

Thứ 6 , 11/02/2022, 02:33


Xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng từ đó phân tích tiền thai sản thuộc tài sản chung hay tài sản riêng theo quy định của pháp luật hiện nay.

Câu hỏi của bạn:

     Tôi có thắc mắc muốn nhờ Luật sư giải đáp giúp, Luật sư cho tôi hỏi tiền thai được xác định là tài sản chung hay tài sản riêng. Mong luật sư giải đáp giúp! Tôi cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

      Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về tiền thai sản là tài sản chung hay tài sản riêng đến cho chúng tôi. Chúng tôi đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Cơ sở pháp lý:

  • ​Luật hôn nhân và gia đình 2014

  • Luật bảo hiểm xã hội 2014

1. Quy định về tài sản chung của vợ chồng

     Căn cứ theo Khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”

     Như vậy tài sản chung của vợ chồng bao gồm:

Thứ nhất, tài sản do vợ, chồng tạo ra;

Thứ hai, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân;

Thứ ba, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng trừ trường hợp hoa lợi, lợi túc phát sinh tài sản riêng của vợ, chồng có được sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân;

     Điều 10 Nghị Định 126/2014/NĐ-CP giải thích:

  • Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình;

  • Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.

Thứ tư, thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân

     Điều 9 Nghị Định 126/2014/NĐ-CP giải thích thu nhập hợp pháp khác trong thời kì hôn nhân gồm:

  • Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp trừ khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng

  • Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.

Thứ năm, quyền sử dụng đất vợ, chồng có được sau khi kết hôn trừ trường hợp vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Quy định về tài sản riêng của vợ chồng

      Tại Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể về tài sản riêng của vợ chồng như sau:

“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các Điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

     Từ những quy định trên, những loại tài sản sau đây được coi là tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân:

Thứ nhất, tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;

Thứ hai, tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;

Thứ ba, tài sản được chia riêng từ việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân;

Thứ tư, tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ chồng;

Thứ năm, tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng;

Thứ sáu, hoa lợi, lợi túc phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung;

Thứ bảy, tài sản khác theo quy định của pháp luật.

     Tài sản khác theo quy định tại Điều 11 Nghị Định 126/2016/NĐ-CP bao gồm:

  • Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

  • Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

  • Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

3.Tiền thai sản là tài sản chung hay tài sản riêng

      Theo quy định, luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì lao động nam, lao động nữ có đóng bảo hiểm xã hội và đủ điều kiện về thời gian đóng thì khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả tiền thai sản. 

     Như vậy có thể hiểu rằng tiền thai sản là tài sản gắn liền với nhân thân của vợ hoặc chồng không thể chuyển giao được. Do đó cho dù tiền thai sản có được trong thời kỳ hôn nhân nhưng theo phân tích trên có thể khẳng định tiền thai sản là tài sản riêng của vợ hoặc của chồng. 

4.Câu hỏi của bạn về tiền thai sản là tài sản chung hay là tài sản riêng

Câu hỏi 1: Tiền thai sản của vợ và chồng được tính thế nào?

     Theo Khoản 2 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014 lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

  • 05 ngày làm việc sinh con thông thường;
  • 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
  • Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
  • Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

     Thời gian này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. Khi đó tiền thai sản của người chồng được tính như sau:

     Mức hưởng = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản : 24 x số ngày nghỉ (Điểm b Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

     Ngoài ra nếu chỉ có chồng tham gia BHXH và đóng đủ từ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi vợ sinh thì còn được hưởng trợ cấp 1 lần. Căn cứ theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tiền trợ cấp một lần được tính như sau:  Tiền trợ cấp một lần = Mức lương cơ sở x 02 = 2,98 triệu (Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu)

     Người vợ khi nghỉ sinh con đáp ứng điều kiện tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội thì được hưởng các khoản tiền sau đây: Tiền trợ cấp 01 lần = 02 x Mức lương cơ sở = 2,98 triệu (Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

     Tiền thai sản = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng thai sản (Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

     Tiền dưỡng sức sau sinh: Căn cứ Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội, nếu lao động nữ nghỉ thai sản mà sức khỏe yếu thì trong 30 ngày đầu đi làm được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 – 10 ngày: Mức hưởng 01 ngày = 30% x Mức lương cơ sở = 30% x 1.49 triệu = 447 nghìn đồng

Câu hỏi 2: Cách chứng minh tài sản riêng là của vợ hoặc chồng?

     Mặc dù pháp luật có quy định về tài sản chung, tài sản riêng vợ, chồng nhưng để xác định rõ ràng tài sản nào là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân thì không phải là việc dễ. Khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: "Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung"

     Tùy vào từng trường hợp cụ thể và bản thân vợ, chồng đang có những loại giấy tờ gì để xuất trình với cơ quan có thẩm quyền khi yêu cầu chia tài sản chung và xác định tài sản riêng. Về cơ bản để xác định tài sản riêng là của vợ hoặc chồng trong thời kỳ hôn nhân cần cung cấp một số giấy tờ sau:

  • Phải chứng minh được đây là tài sản hình thành trước hôn nhân thông qua các loại hợp đồng mua bán, hóa đơn, chứng từ về việc mua bán, tặng cho
  • Tài sản trong thời kỳ hôn nhân nhưng đã được phân chia tài sản chung vợ chồng thông qua các văn bản phân chia tài sản chung vợ chồng. Trong đó, việc chia tài sản này phải được thể hiện thông qua văn bản, có thể được công chứng theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc pháp luật (Khoản 2 Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
  • Cung cấp được các giấy tờ liên quan đến việc thừa kế, tặng cho, chia riêng;
  • Xuất trình bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về tiền thai sản là tài sản chung hay tài sản riêng

Tư vấn qua Tổng đài 19006178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về tiền thai sản là tài sản chung hay tài sản riêng và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về tiền thai sản là tài sản chung hay tài sản riêng và các vấn đề có liên quan về địa chỉ: lienheluattoanquoc.vn@gmail.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Lê Vũ

 

 

 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com