Thủ tục quay trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định pháp luật hiện hành

Thứ 3 , 12/11/2024, 09:08


Hiện nay, nhiều Việt Kiều về Việt Nam và có nguyện vọng xin trở lại quốc tịch Việt Nam, để thuận tiện cho việc cư trú và làm việc. Do đó, bài viết này Luật Toàn quốc sẽ cung cấp cho bạn đọc những quy định của pháp luật về thủ tục quay trở lại quốc tịch Việt Nam qua bài viết dưới đây.   

Câu hỏi của bạn:        

     Xin chào luật sư! Anh họ tôi đã làm thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam từ năm 2010. Bây giờ anh tôi muốn quay trở lại Việt Nam sinh sống và muốn trở lại quốc tịch Việt Nam. Cho tôi hỏi phải có những điều kiện gì và thủ tục như thế nào thưa Luật sư?  Xin cảm ơn! Tôi xin chân thành cảm ơn !

Câu trả lời của luật sư:

       Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam, chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn về vấn đề này như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Quốc tịch Việt Nam 2008

1. Quay trở lại quốc tịch Việt Nam được hiểu như thế nào?

      Quay trở lại quốc tịch Việt Nam là thủ tục áp dụng đối với những đối tượng đã mất quốc tịch Việt Nam thuộc một trong các trường hợp như: Được thôi quốc tịch Việt Nam, bị tước quốc tịch Việt Nam; không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2 điều 13 Luật quốc tịch;  Trẻ em  chưa đủ 15 tuổi không còn quốc tịch Việt Nam nhưng tìm thấy cha mẹ mà cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài hoặc Chỉ tìm thấy cha hoặc mẹ mà người đó chỉ có quốc tịch nước ngoài..... và nay đối tượng này nộp hồ sơ đề nghị quay trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định pháp luật.

2. Điều kiện để được quay trở lại quốc tịch Việt Nam

     Người đề nghị trở lại quốc tịch phải là người đã từng có quốc tịch Việt Nam nhưng sau đó mất quốc tịch, theo quy định tại Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 thì người đã mất quốc tịch Việt Nam có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam nếu thuộc các trường hợp sau:

  • Cá nhân muốn xin hồi hương về Việt Nam.

  • Cá nhân có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam.

  • Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.

  • Người đã đóng góp có lợi cho nhà nước như: người có công lao đặc biệt trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, người mang lại nhiều điều có lợi khi họ quay lại quốc tịch Việt Nam).

  • Cá nhân muốn tham gia đầu tư tại Việt Nam, tuy nhiên đương đơn phải có đầy đủ hồ sơ do cơ quan có thẩm quyền cấp về việc cấp giấy chứng nhận đầu tư.

  • Cá nhân thôi quốc tịch Việt Nam để nhập tịch nước ngoài, nhưng lại không được nhập quốc tịch nước ngoài.

Lưu ý: 

     Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

     Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

     Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

     Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:

  • Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
  • Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
  • Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam 

     Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

     Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:

(i) Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam;

(ii) Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

(iii) Bản khai lý lịch;

(iv) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

(v) Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam (gồm giấy tờ chứng minh đã được Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp, xác nhận, trong đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó);

(vi) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này, gồm:

  • Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;
  • Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc việc trở lại quốc tịch Việt Nam là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Giấy tờ chứng minh việc thực hiện đầu tư tại Việt Nam;
  • Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam vì lý do đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài thì phải có giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận rõ về lý do không được nhập quốc tịch nước ngoài. Trong trường hợp không được nhập quốc tịch nước ngoài là do lỗi chủ quan của người đó thì phải có văn bản bảo lãnh của một trong những người là cha, mẹ, vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em ruột là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam, kèm theo đơn của người đó tự nguyện về cư trú tại Việt Nam.

     Bước 2: Nộp hồ sơ

    Người có nguyện vọng trở lại quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại

    Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì cấp Biên nhận hồ sơ;
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, công chức được phân công tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

     Bước 3: Sở Tư pháp thẩm tra và chuyển hồ sơ xác minh

     Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam.

     Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Công an cấp tỉnh xác minh và gửi kết quả về Sở Tư pháp.

     Trong thời gian này, Sở Tư pháp tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ đề nghị nhập quốc tịch Việt Nam.

     Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả thẩm tra của Công an cấp tỉnh, Sở Tư pháp hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

     Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, kết luận và đề nghị gửi Bộ Tư pháp.

     Bước 4: Bộ Tư pháp và Văn phòng Chủ tịch nước tiếp nhận hồ sơ giải quyết

     Đối với người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam không thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài:

  • Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi văn bản thông báo cho người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục thôi quốc tịch nước ngoài.
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

     Đối với người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài:

  • Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
  • Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cho nhập quốc tịch Việt Nam hoặc không được Chủ tịch nước đồng ý cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp có thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp để thông báo cho người nộp hồ sơ nhập quốc tịch Việt Nam.

     Bước 5: Bộ Tư pháp thông báo kết quả giải quyết

     Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định của Chủ tịch nước cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp gửi cho người được nhập quốc tịch Việt Nam bản sao Quyết định, kèm theo bản trích sao danh sách.

     Gửi Sở Tư pháp theo dõi, quản lý, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch.

     Bước 6: Người đề nghị căn cứ ngày hẹn trên biên nhận đến nhận kết quả giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Tư pháp

    Lần 1: Nhận thông tin hồ sơ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, kết luận và đề nghị gửi Bộ Tư pháp.

    Lần 2: Nhận thông báo để làm thủ tục thôi quốc tịch nước ngoài (Đối với người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam không thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài).

     Lần 3: Nhận thông tin cho nhập quốc tịch Việt Nam hoặc không đủ điều kiện cho nhập quốc tịch Việt Nam hoặc không được Chủ tịch nước đồng ý cho nhập quốc tịch Việt Nam.

4. Hỏi đáp về thủ tục quay trở lại quốc tịch Việt Nam

Câu hỏi 1: Kết hôn giả để nhập quốc tịch nước ngoài bị phạt như thế nào? 

     Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Do đó, hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm d khoản 2 Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP. Cụ thể:

“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

[…]

d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;”

     Như vậy, người nào kết hôn giả tạo để nhập quốc tịch nước ngoài có thể bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng. Không chỉ vậy, người vi phạm còn bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm này.

Câu hỏi 2: Công nhân nước ngoài và người không quốc tịch nhập quốc tịch Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì để được nhập quốc tịch Việt Nam?

     Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
  • Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam. Điều này được đánh giá trên cơ sở khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt của người xin nhập quốc tịch Việt Nam với công dân Việt Nam trong cuộc sống, phù hợp với môi trường sống và làm việc của người đó;
  • Đang thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam và được cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp thẻ thường trú. Thời gian thường trú tại Việt Nam được tính từ ngày người xin nhập quốc tịch Việt Nam được cấp thẻ thường trú;
  • Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. Khả năng này được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người xin nhập quốc tịch Việt Nam hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về thủ tục quay trở lại quốc tịch Việt Nam:

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về thủ tục quay trở lại quốc tịch Việt Nam và các vấn đề khác liên quan. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi câu hỏi về quy định về quy định về thủ tục quay trở lại quốc tịch Việt Nam tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

       Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Đinh Nga

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]