Thủ tục nhập hộ khẩu cho người ở nhờ theo luật Cư trú mới nhất

Thứ 3 , 12/11/2024, 09:08


Kể từ ngày 01/7/2021, Luật cư trú 2020 chính thức có hiệu lực đã có một số thay đổi liên quan đến việc nhập hộ khẩu ở nhờ. Vậy, pháp luật về cư trú này đã quy định như thế nào về điều kiện, hồ sơ, thủ tục nhập hộ khẩu ở nhờ. 

 Câu hỏi của bạn:

      Xin chào luật sư!  Hiện tại tôi đang sinh sống ở Hà Nội cùng gia đình người quen. Họ đang ở một khu chung cư ở Bắc Từ Liêm. Bây giờ, tôi muốn nhập khẩu nhờ nhà người quen đó thì làm thủ tục như nào? Xin luật sư tư vấn giúp! Rất mong được Luật sư giúp tôi giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thủ tục nhập khẩu cho người ở nhờ, chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn về vấn đề này như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Cư trú 2020

  • Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều luật Cư trú

1. Nhập hộ khẩu là gì?

     Nhập hộ khẩu là việc công dân đi đăng ký thông tin với cơ quan có thẩm quyền về nơi ở ổn định, lâu dài của mình, được ghi vào sổ hộ khẩu.

     Theo quy định của Luật Cư trú 2020, nhập hộ khẩu thực chất là thủ tục đăng ký thường trú của công dân.

2. Điều kiện để được nhập hộ khẩu vào nhà ở nhờ

     Theo quy định của Điều 20 Luật Cư trú 2020, để được đăng ký hộ khẩu tại chỗ ở hợp pháp do mượn, thuê, ở nhờ thì bạn phải đáp ứng một số điều kiện được liệt kê sau đây:

  • Thứ nhất, được chủ sở hữu của chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng hộ khẩu tại nơi thuê, nơi mượn, nơi ở nhờ. Nếu đăng ký hộ khẩu vào cùng hộ gia đình đó thì phải được chủ hộ đó đồng ý;

  • Thứ hai, phải bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định, nhưng không được thấp hơn mức 08 m2 sàn/người.

3. Hồ sơ đăng ký hộ khẩu cho người ở nhờ 

     Căn cứ theo Khoản 3 Điều 21 Luật Cư trú 2020, để nhập hộ khẩu cho người ở nhờ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  •  Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

  • Hợp đồng cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;

  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định gồm:Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở trong đó có ghi rõ thông tin về diện tích nhà ở đang sử dụng hoặc giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn hoặc của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

4. Thủ tục nhập hộ khẩu cho người ở nhờ

      Quy trình nhập hộ khẩu cho người ở nhờ như sau:

     Bước 1Người đăng ký hộ khẩu đến nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.

     Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm:

  • Công an xã, phường, thị trấn; 

  • Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.

     Bước 2Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ khẩu, cơ quan đăng ký cư trú tiến hành kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người thực hiện thủ tục đăng ký. Trường hợp hồ sơ nhập hộ khẩu ở nhờ chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn đăng ký bổ sung hồ sơ.

     Bước 3: Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Đồng thời, thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin liên quan đến đăng ký hộ khẩu. Trường hợp, Cơ quan đăng ký cư trú từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người đăng ký, trong văn bản phải nêu rõ lý do.

5. Hỏi đáp về thủ tục nhập hộ khẩu cho người ở nhờ 

Câu hỏi 1:  Cho người khác nhập hộ khẩu nhờ thì họ có được chia di sản thừa kế không?

     Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Vì vậy, việc có tên trong sổ hộ khẩu chỉ có ý nghĩa quản lý hành chính, xác định nơi thường trú của công dân chứ không ảnh hưởng đến quyền sở hữu tài sản của công dân.

     Về quyền thừa kế, việc đăng ký hộ khẩu cũng không ảnh hưởng đối với quyền thừa kế. Theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015, quyền thừa kế được xác định theo di chúc của người để lại di sản. Trường hợp không có di chúc, di chúc không có hiệu lực, những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; hoặc những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì di sản thừa kế được chia theo pháp luật, khi thừa kế được chia theo pháp luật thì những người thừa kế được xác định theo thứ tự các hàng thừa kế quy định tại điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015.

Câu hỏi 2: Thủ tục đăng ký tạm trú pháp luật quy định như thế nào?

     Thành phần hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:

  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA); đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

     Thủ tục đăng ký tạm trú như sau: 

     Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ (1 bộ)

      Bước 2: Nộp hồ sơ tại Công an cấp xã nơi đăng ký thường trú, có thể nộp theo 2 cách:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an cấp xã.

  • Nộp hồ sơ trực tuyến qua các cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến như: Cổng dịch vụ công quốc gia, hoặc qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

     Bước 3: Bổ sung hồ sơ nếu có hướng dẫn từ cơ quan có thẩm quyền và nhận Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả khi hồ sơ đã hợp lệ.

      Bước 4: Nộp lệ phí đăng ký cư trú căn cứ theo quy định của từng địa phương.

     Bước 5: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về thủ tục nhập khẩu cho người ở nhờ:

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về thủ tục nhập khẩu cho người ở nhờ và các vấn đề khác liên quan. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi câu hỏi về thủ tục nhập khẩu cho người ở nhờ tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Đinh Nga

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]