Quy định về phiên họp giải quyết việc dân sự
Thứ 3 , 12/11/2024, 09:08
Câu hỏi của bạn:
Chào Luật sư, cho tôi hỏi theo hiện nay pháp luật quy định phiên họp giải quyết việc dân sự như thế nào. Rất mong được sự giải đáp của Luật sư về vấn đề này? Xin cảm ơn Luật sư!
Câu trả lời của Luật sư:
Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về phiên họp giải quyết việc dân sự, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
1. Phiên họp giải quyết việc dân sự là gì?
Việc dân sự là việc tổ chức, cá nhân không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý.
Để giải quyết việc dân sự thì Tòa án phải tổ chức phiên họp giải quyết việc dân sự. Theo đó, phiên họp giải quyết việc dân sự là cuộc họp do Tòa án tổ chức nhằm giải quyết yêu cầu của người yêu cầu giải quyết việc dân sự với sự tham gia của các chủ thể có liên quan.
2. Chủ thể tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự
Căn cứ theo điều 367 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì phiên họp giải quyết việc dân sự gồm có sự tham gia của các chủ thể sau:
- Thứ nhất: Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp.
Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
- Thứ hai: Người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu
Người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án.
Người yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, trừ trường hợp người yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ. Trường hợp người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; trong trường hợp này, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bảo đảm.
- Thứ ba: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập tham gia phiên họp. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể triệu tập người làm chứng, người giám định, người phiên dịch tham gia phiên họp; nếu có người vắng mặt thì Tòa án quyết định hoãn phiên họp hoặc vẫn tiến hành phiên họp.
3. Thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết việc dân sự
Căn cứ theo điều 369 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết việc dân sự được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Thư ký phiên họp báo cáo Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp;
Bước 2: Thẩm phán chủ tọa phiên họp khai mạc phiên họp, kiểm tra về sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập tham gia phiên họp và căn cước của họ, giải thích quyền và nghĩa vụ của người tham gia phiên họp;
Bước 3: Các chủ thể tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự trình bày ý kiến
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu, người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó.
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc giải quyết việc dân sự;
- Người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định trình bày kết luận giám định, giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn (nếu có);
Bước 4: Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự xem xét tài liệu, chứng cứ;
Bước 5: Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự và gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ việc dân sự ngay sau khi kết thúc phiên họp;
Bước 6: Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Trong trường hợp có người được Tòa án triệu tập tham gia phiên họp vắng mặt thì Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự cho công bố lời khai, tài liệu, chứng cứ do người đó cung cấp trước khi xem xét tài liệu, chứng cứ.
4. Hỏi đáp về phiên họp giải quyết việc dân sự
Câu hỏi 1: Việc thay đổi Thẩm phán, Thư ký trước khi mở phiên họp giải quyết việc dân sự do ai quyết định?
Căn cứ theo khoản 1 điều 368 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Trước khi mở phiên họp, việc thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp do Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó quyết định; nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó thì việc thay đổi do Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp quyết định”.
Như vậy, trước khi mở phiên họp giải quyết việc dân sự nếu có thay đổi về Thẩm phán, Thư ký phiên họp thì việc đó do Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó quyết định.
Trường hợp Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó thì việc thay đổi do Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp quyết định.
Câu hỏi 2: Việc thay đổi Thẩm phán, Thư ký tại phiên họp giải quyết việc dân sự do ai quyết định ?
Căn cứ theo khoản 2 điều 368 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì việc thay đổi Thẩm phán, Thư ký tại phiên họp sẽ do:
Trường hợp việc dân sự do một Thẩm phán giải quyết thì việc thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp do Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó quyết định; nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó thì việc thay đổi do Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp quyết định;
Trường hợp việc dân sự do Hội đồng giải quyết việc dân sự gồm ba Thẩm phán giải quyết thì việc thay đổi thành viên Hội đồng, Thư ký phiên họp do Hội đồng giải quyết việc dân sự quyết định.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về các quy định về phiên họp giải quyết việc dân sự. Để được tư vấn và giải đáp các vấn đề khác chi tiết hơn, quý khách hàng có thể tham khảo các dịch vụ mà Luật Toàn Quốc cung cấp dưới đây:
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về phiên họp giải quyết việc dân sự:
Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về trình tự, thủ tục phiên họp giải quyết phiên họp giải quyết việc dân sự và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về phiên họp giải quyết việc dân sự tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Tiến Anh
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]