Quy định của pháp luật về hợp đồng vay tiền có phải công chứng không?
Thứ 3 , 19/11/2024, 10:38
Câu hỏi của bạn:
Chào Luật sư: Luật sư cho tôi hỏi, Hợp đồng vay tiền có phải công chứng không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư:
Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi Hợp đồng vay tiền có phài công chứng không? Chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn về vấn đề trên như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Dân sự 2015
1. Hợp đồng vay tiền là gì?
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về hợp đồng vay tiền mà Bộ luật dân sự 2015 mới chỉ quy định về khái niệm hợp đồng vay tài sản. Theo đó, Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, theo đó, hợp đồng vay tiền chính là một dạng hợp đồng vay tài sản.
Như vậy, có thể định nghĩa về hợp đồng vay tiền như sau: Hợp đồng vay tiền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tiền cho bên vay; khi đến hạn bên vay phải trả tiền và trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Hợp đồng vay tiền có cần công chứng không?
Theo quy định của điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Ngoài ra, Điều 119 BLDS 2015 cũng quy định về hình thức giao dịch dân sự
Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Căn cứ vào các quy định nêu trên, hợp đồng vay tài sản của các tổ chức, cá nhân khác không phải là tổ chức tín dụng thì không bắt buộc phải công chứng.
Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro, các bên vay tiền nên lập hợp đồng bằng văn bản và công chứng tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng nơi thuận tiện. Bởi lẽ, nếu có tranh chấp xảy ra thì hợp đồng vay tiền này sẽ có giá trị chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện tại Tòa án.
Thêm vào đó, những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng vay tiền được công chứng sẽ không phải chứng minh, trừ trường hợp hợp đồng vay tiền này vô hiệu.
Do vậy, dù pháp luật không yêu cầu hợp đồng vay tiền phải lập thành văn bản và công chứng thì các bên vẫn nên thực hiện để tránh rủi ro đáng tiếc.
3. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng vay tài sản
Ngoài ra, để hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng vay tiền phải có đủ các điều kiện sau theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015
Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Như vậy, điều kiện để hợp đồng vay tiền phát sinh hiệu lực là
-
Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
-
Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
-
Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Pháp luật Dân sự không yêu cầu hợp đồng vay tiền bắt buộc phải công chứng chứng thực, hợp đồng viết tay có đầy đủ chữ ký của các bên là đã có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, nếu bạn có thể công chứng, chứng thực theo Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng, chứng thực năm 2014.
4. Hỏi đáp về hợp đồng vay tiền có phài công chứng không?
Câu hỏi 1. Lãi suất tối đa cho vay tiền đối với cá nhân là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 về lãi suất cho vay sẽ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay cá nhân, tuy nhiên trong trường hợp có thỏa thuận lãi suất thì mức lãi suất không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay.
Trường hợp cho vay với lãi suất cao hơn quy định có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật tùy theo mức độ vi phạm.
Câu hỏi 2. Thủ tục công chứng Hợp đồng vay tiền thực hiện ở đâu?
Nếu các bên có nhu cầu công chứng hay chứng thực hợp đồng vay tiền, các bên có thể công chứng tại văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng nơi gần nhất để thuận tiện. Cơ quan có thẩm quyền chứng thực hiện nay là Ủy ban nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn hoặc Ủy ban nhân dân cấp quận/ huyện/ thị xã.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Hợp đồng vay tiền có phài công chứng không?
Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Hợp đồng vay tiền có phài công chứng không? và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về Hợp đồng vay tiền có phài công chứng không? tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Chuyên viên: Thục Nhi
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]