Soạn thảo hợp đồng vay tài sản theo quy định pháp luật hiện hành

Thứ 5 , 30/09/2021, 05:08


Có bắt buộc phải lập hợp đồng vay tài sản không? Cách soạn thảo hợp đồng vay tài sản mới nhất. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vay tài sản theo quy định mới nhất.

Câu hỏi của bạn: 

        Thưa Luật sư, tôi muốn hỏi về quy định hợp đồng vay tài sản theo quy định pháp luật hiện nay. Mong Luật sư có thể tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Câu trả lời của Luật sư:

        Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hợp đồng vay tài sản, chúng tôi xin đưa ra quan điểm về vấn đề này như sau:

1. Hợp đồng vay tài sản là gì?

        Cho vay là một hiện tượng xã hội phổ biến đã xuất hiện từ rất sớm sau khi xã hội loài người được hình thành, đối tượng cho vay và hình thức cho vay có thể xuất hiện dưới những dạng khác nhau. Chính điều này đã hình thành nên chế định vay tài sản và cũng đã được luật hóa trong các bộ luật dân sự cụ thể của từng thời kỳ. Hợp đồng vay tài sản chính là văn bản pháp lý ghi nhận quá trình vay của các bên trong hợp đồng. Hiện nay, hợp đồng vay tài sản được định nghĩa tại Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định

        Theo đó hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận của các bên về đối tượng cho vay, số lượng tài sản vay, thời gian vay và lãi suất vay. Hợp đồng vay tài sản có thể là hợp đồng có đền bù hoặc hợp đồng không có đền bù.

2. Quy định về hợp đồng vay tài sản

        Hợp đồng cho vay tiền là văn bản quan trọng xác định quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong giao dịch dân sự này. Do đó, việc soạn một hợp đồng như thế nào để bảo đảm được quyền lợi của mình là điều vô cùng quan trọng. 

2.1. Hình thức của hợp đồng vay tài sản

       Pháp luật không có quy định bắt buộc về hình thức của hợp đồng vay. Hiện nay, các bên có thể giao kết hợp đồng vay bằng hợp đồng vay tài hoặc thông qua hình thức lời nói. Khi có tranh chấp xảy ra, các bên cần cung cấp các tài liệu, chứng cứ về việc cho vay, do đó để tránh những khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp phát sinh, các bên nên ký hợp đồng vat tài sản khi thực hiện việc cho vay và đi vay.  

2.2. Nội dung của hợp đồng vay tài sản

        Mặc dù pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, tuy nhiên, khi giao kết hợp đồng vay tài sản, các bên cần đảm bảo về các nội dung chính cần có trong hợp đồng bao gồm:

  • Thông tin các bên tham gia: Thông thường đối với một quan hệ hợp đồng vay tài sản thi sẽ có hai bên tham gia giao kết hợp đồng bao gồm bên cho vay và bên vay. Tuy nhiên trên thực tế, để đảm bảo quyền lợi đối với bên cho vay thì bên cho vay thường yêu cầu bên vay có biện pháp bảo đảm, một trong những biện pháp bảo đảm được áp dụng nhiều nhất đó là bảo lãnh và thế chấp. Do đó, ngoài bên cho vay, bên vay thì hợp đông vay tài sản còn có thể có thêm bên nhận bảo lãnh hoặc bên thế chấp.
  • Thông tin về tài sản cho vay: Điều khoản này còn có thể coi là quy định về đối tượng của hợp đồng. Các bên cần phải quy định chi tiết điều khoản này, phải ghi nhận rõ tài sản cho vay là gì, đúng số lượng, chất lượng và giá trị tài sản tại thời điểm cho vay.
  • Giá vay tài sản: Các bên tự do thỏa thuận giá vay đối với tài sản, có thể theo thời gian vay như giờ, ngày, tháng hoặc năm. Ngoài ra các bên nên thỏa thuận cụ thể về phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán.
  • Lãi suất: Lãi suất vay do các bên thỏa thuận là có hay không áp dụng lãi suất vay. 
  • Sử dụng tài sản vay: Các bên có thể thỏa thuận về mục đích vay tài sản và việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay. Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích.
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên: Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng song vụ nên điều khoản quyền và nghĩa vụ của các bên bắt buộc phải có. Trên quy định của pháp luật dân sự tại Điều 465, 466 thì các bên thỏa thuận và ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
  • Thời hạn vay: Hợp đồng vay tài sản theo quy định của pháp luật thì có hai loại đó là hợp đồng vay không có kỳ hạn và hợp đồng vay có kỳ hạn. Tùy vào thỏa thuận của các bên mà xác định loại hợp đồng vay tài sản, trường hợp là hợp đồng vay tài sản có kỳ hạn thì phải ghi rõ thời hạn trong hợp đồng.
  • Các thỏa thuận khác: Các bên khi tham gia và quan hệ hợp đồng vay tài sản có thể tự do thỏa thuận các điều khoản khác để đảm bảo quyền lợi của các bên.

2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vay tài sản

       Pháp luật dân sự tôn trọng sự thỏa thuận của các bên khi thực hiện giao kết hợp đồng. Việc giao kết hợp đồng sẽ làm phát sinh quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, thông thường quyền lợi của bên này chính là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Theo đó, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vay tài sản được quy định như sau: 

     Thứ nhất, nghĩa vụ của bên cho vay tài sản

  • Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
  • Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
  • Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.

     Thứ hai, nghĩa vụ trả nợ của bên vay tài sản

  • Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
  • Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  • Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
    • Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định pháp luật.
    • Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

      Ngoài ra, nếu các bên có thể thỏa thuận về mục đích vay tài sản. Khi đó, bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích. 

      Như vậy, hợp đồng cho vay cần xác định rõ quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cho vay tiền. Các bên có thể thỏa thuận rõ ràng hơn các quyền, nghĩa vụ khác hay cách thức giải quyết tranh chấp nếu có. 

2.4. Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản

       Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

        Theo đó, các bên có thể thỏa thuận về hợp đồng vay có tính lãi hoặc hợp đồng vay không tính lãi. Nếu là hợp đồng vay có tính lãi thì mức lãi suất không được vượt quá 20%/năm. Ngoài ra việc tính lãi trong trường hợp nợ gốc bị quá hạn hoặc do chậm thực hiện nghĩa vụ trả lãi đều phải thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự về lãi suất. 

3. Dịch vụ soạn hợp đồng tài sản vay tại công ty Luật Toàn Quốc

3.1. Một số khó khăn khi soạn thảo hợp đồng vay tài sản

        Mặc dù hợp đồng vay tài sản được ký kết dựa trên những thỏa thuận của các bên trong hợp đồng và pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận đó, tuy nhiên,khi sống trong một nhà nước pháp quyền như Việt Nam thì mọi hành vi của con người đều phải chịu sự kiểm soát và điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật. Do đó, việc tự do thỏa thuận của các bên cũng không ngoại lệ, sẽ phải thỏa thuận trong giới hạn cho phép của pháp luật. Cũng chính điều này đã tạo ra những khó khăn nhất định cho các bên khi ký kết và thực hiện hợp đồng vay tài sản. Có thể liệt kê một số khó khăn, vướng mắc thường gặp khi soạn thảo hợp đồng vay gồm:

  • Có ít hoặc không có kinh nghiệm trong việc soạn thảo hợp đồng vay tài sản
  • Không nắm được hợp đồng vay tài sản bao gồm những nội dung gì?
  • Nội dung trong hợp đồng không đúng với ý chí, mong muốn của các bên giao kết.
  • Có bắt buộc phải có điều khoản thời hạn trong hợp đồng không? Nếu không có điều khoản thời hạn thì có ảnh hưởng gì tới giá trị hợp đồng hay không?
  • Có được tự do thỏa thuận về mức lãi suất theo ý chí của các bên không, nếu có tranh chấp về lãi suất thì phải căn cứ vào quy định nào để giải quyết?
  • Nếu bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì bên cho vay có thể đòi lại tiền bằng cách nào, các khoản tiền bên vay phải trả cho bên cho vay nếu vi phạm nghĩa vụ trả nợ là gì? 
  • Đòi tiền cho vay khi quá hạn trả nợ như thế nào? Bên vay tiền không có tiền để trả thì xử lý ra sao?

3.2. Dịch vụ soạn thảo hợp đồng vay tài sản tại công ty Luật Toàn Quốc

         Hiểu được những khó khăn, vướng mắc của khách hàng trong việc thỏa thuận, soạn thảo hợp đồng vay tài sản, trong trường hợp bạn không thể tự mình thực hiện việc giao kết hợp đồng vay tài sản. Chúng tôi, Công ty Luật Toàn Quốc, cung cấp cho bạn dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng vay tài sản tốt nhất, uy tín, an toàn, giá cả phù hợp theo tính chất của hợp đồng với lộ trình cụ thể dưới đây:

  • Tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến soạn thảo hợp đồng vay tài sản: quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Trực tiếp tham gia cùng với khách hàng nghiên cứu, thỏa thuận với các thành viên vay tài sản;
  • Tiến hành soạn thảo hợp đồng vay tài sản theo đúng thỏa thuận của khách hàng với phía bên kia.
  • Giao tận tay giấy hợp đồng đã được soạn thảo hoàn chỉnh cho khách hàng
  • Tư vấn pháp luật; cách thức thực hiện, quản lý rủi ro… cho khách hàng trong suốt quá trình thực hiện;…

4. Cách thức liên hệ tư vấn

       Nếu bạn đang có những băn khoăn về soạn thảo hợp đồng vay tài sản mà tự mình không thể giải quyết được thì bạn có thể tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng vay tài sản tại Luật Toàn Quốc, chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ các câu hỏi và tình huống của bạn một cách nhanh chóng và chính xác nhất bởi những Luật sư và chuyên gia có kinh nghiệm, có chuyên môn. Vì vậy, khi có thắc mắc hay băn khăn về hợp đồng lao động, bạn có thể liên hệ đến công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn theo một trong ba phương thức sau:

  • Tư vấn qua điện thoại: Bạn có thể gọi điện trực tiếp tới tổng đài tư vấn pháp luật theo số điện thoại 19006178 để được hỗ trợ tốt nhất và nhanh nhất.
  • Tư vấn qua Email: Nếu bạn không thể gọi điện thì bạn hãy gửi câu hỏi tư vấn địa chỉ Email:lienheluattoanquoc.vn@gmail.com chúng tôi sẽ tư vấn qua Email cho bạn tuy nhiên do chúng tôi nhận được rất email lên có thể việc tư vấn qua email sẽ mất nhiều thời gian.
  • Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn không muốn gọi điện, không muốn gửi Email bạn có thể tới trực tiếp Công ty Luật TNHH Toàn Quốc để yêu cầu Luật Sư tư vấn tại địa chỉ 463 Hoàng Quốc Việt, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

5. Hỏi đáp về soạn thảo hợp đồng vay

Câu hỏi 1: Vì sao cần phải soạn thảo hợp đồng vay tiền

          Hợp đồng vay tiền là sự thỏa thuận giữa bên cho vay và bên vay về việc bên cho vay sẽ giao một số tiền cho bên vay trong một thời hạn nhất định, đến hạn thanh toán bên vay phải trả đúng số lượng, chất lượng theo những thỏa thuận trong hợp đồng. Do đó các bên cần soạn thảo hợp đồng vay tiền vì đó là:

  • Là căn cứ pháp lý rõ ràng nhất khi xảy ra tranh chấp
  • Hợp đồng là chứng cứ chứng minh có việc giao dịch thỏa thuận giữa các bên.
  • Là căn cứ để tòa án bác bỏ, chấp nhận yêu cầu khởi kiện

Câu hỏi 2: Mẫu hợp đồng vay tiền mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————-

HỢP ĐỒNG CHO VAY TIỀN

Hôm nay, ngày …….. tháng ….…. năm ….… tại: …………….………………………………..

Chúng tôi gồm có:

Bên A: (bên cho vay)

+ Địa chỉ: …………………………………………………………….……………………………………….

+ Điện thoại: ………………………………………………………….………………………………………

+ CMND số: ………………………. Ngày cấp: ………………………..…. Nơi cấp: ……………….…

Bên B: (bên vay)

+ Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………….

+ CMND/ CCCD số: ………………………. Ngày cấp: ……………………….…. Nơi cấp: …………

+ Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………....

Sau khi thỏa thuận cùng nhau ký hợp đồng vay tiền với các điều khoản sau:

Điều 1: Về số tiền vay

Bên A đồng ý cho bên B vay số tiền:

+ Bằng số: ……………………………………( bằng chữ)………………………………………………

Điều 2: Thời hạn và phương thức nhận tiền vay

Thời hạn vay: ………………… tháng

Kể từ ngày ………… tháng  …………. năm …………….đến ngày ………… tháng ………… năm …………

Điều 3: Lãi suất

3.1 Bên B đồng ý vay số tiền trên với lãi suất ……….. % một tháng tính từ ngày nhận tiền vay.

3.2 Tiền lãi được trả hàng tháng đúng vào ngày thứ 30 tính từ ngày vay, lãi trả chậm bị phạt …….. % tháng.

3.3 Trước khi hợp đồng này đáo hạn ….. ngày; nếu bên B muốn tiếp tục gia hạn phải được sự thỏa thuận trước tại địa điểm ……………………………………….…………………………………………

3.4 Thời hạn thanh toán nợ quá không quá …. Ngày nếu không có sự thỏa thuận nào khác của hai bên.

Điều 4: Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ……… tháng …..… năm …….. đến ngày … tháng … năm …………………………..…

Hợp đồng này được lập thành ……….… bản. Mỗi bên giữ ………… bản.

    ĐẠI DIỆN BÊN A                                                                                      ĐẠI DIỆN BÊN B

          (Ký tên)                                                                                                  (Ký tên)

Câu hỏi 3: Theo quy định hiện nay có mấy loại hợp đồng vay tài sản?

        Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, có hai loại hợp đồng vay tài sản gồm:

  • Hợp đồng vay có kỳ hạn: Bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý. Còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.
  • Hợ đồng vay không có kỳ hạn: Bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Nguyễn Kiều

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com