Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự do người đại diện thực hiện vượt quá phạm vi đại diện

Thứ 5 , 25/05/2023, 11:59


Phạm vi đại diện được quy định như thế nào? Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự do người đại diện thực hiện vượt quá phạm vi đại diện? Sau đây Luật Toàn Quốc xin giải đáp thắc mắc về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Câu hỏi của bạn:

     Chào Luật sư, Luật sư cho tôi hỏi Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự do người đại diện thực hiện vượt quá phạm vi đại diện? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Câu trả lời của Luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự do người đại diện thực hiện vượt quá phạm vi đại diện? Chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn về Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự do người đại diện thực hiện vượt quá phạm vi đại diện như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Dân sự 2015

1. Đại diện là gì?

     Khái niệm đại diện được quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 134. Đại diện

1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

     Theo đó có thể hiểu, đại diện là một quan hệ dân sự gồm hai bên là bên đại diện và bên được đại diện. Theo đó, bên đại diện sẽ nhân danh bên được đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện.

2. Căn cứ xác lập quyền đại diện

     Căn cứ xác lập quyền đại diện được quy định tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 135. Căn cứ xác lập quyền đại diện

Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).

     Như vậy, đại diện gồm có hai loại là đại diện theo ủy quyền và đại diện theo pháp luật. Đại diện theo ủy quyền được xác lập dựa trên sự ủy quyền của bên được đại diện cho bên đại diện. Đại diện theo pháp luật được xác lập dựa trên quyết định của cơ quan có nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

  • Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: trong trường hợp bảo vệ quyền và lợi ích của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thể chỉ định người đại diện cho cá nhân.
  • Theo điều lệ của pháp nhân: chẳng hạn pháp nhân là công ty cổ phần thì người đại diện có thể là giám đốc/tổng giám đốc/chủ tịch hội đồng quản trị.
  • Theo quy định của pháp luật: là trường hợp cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc giữa người giám hộ với người được giám hộ.

3. Phạm vi đại diện

     Phạm vi đại diện được quy định tại Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó, người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:

  • Quyết định của cơ quan có thẩm quyền
  • Điều lệ của pháp nhân
  • Nội dung ủy quyền

     Trường hợp không xác định cụ thể phạm vi đại diện thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người đại diện trừ trường hợp có quy định khác.

     Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được địa diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc bên thứ ba do mình là người đại diện trừ trường hợp có quy định khác.

 

     Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.

4. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự do người đại diện thực hiện vượt quá phạm vi đại diện

     Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự do người đại diện thực hiện vượt quá phạm vi đại diện được quy định tại Điều 143 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 143. Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện

1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:

a) Người được đại diện đồng ý;

b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;

c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.

2. Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.

3. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

4. Trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

     Như vậy có thể hiểu, giao dịch dân sự vượt quá phạm phạm vi đại diện là việc người đại diện thực hiện các giao dịch dân sự vượt quá quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, điều lệ của pháp nhân, nội dung ủy quyền hoặc  theo quy định khác của pháp luật.

     Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện thực hiện vượt quá phạm vi đại diện sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện. Trừ trường hợp người được đại diện đồng ý; người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời gian hợp lý; Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.

     Đối với phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện có nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần vượt quá phạm vi đại diện trừ trường hợp người giao dịch đã biết về việc vượt quá phạm vi đai diện mà vẫn giao dịch.

     Trường hợp người đại diện và người giao dịch phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại nếu giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện gây thiệt hại cho người được đại diện.

5. Hỏi đáp về Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự do người đại diện thực hiện vượt quá phạm vi đại diện

Câu hỏi 1. Người đại diện có được xác lập quan hệ giao dịch với chính mình không?

     Một cá nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân, pháp nhân. Tuy nhiên, họ không được nhân danh mình xác lập quan hệ giao dịch với chính mình hoặc với người thứ ba do mình đại diện.

Câu hỏi 2. Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp nào?

     Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong các trường hợp sau:

  • Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
  • Người được đại diện là cá nhân chết;
  • Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
  • Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự do người đại diện thực hiện vượt quá phạm vi đại diện

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự do người đại diện thực hiện vượt quá phạm vi đại diện và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự do người đại diện thực hiện vượt quá phạm vi đại diện tới địa chỉ: lienheluattoanquoc.vn@gmail.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự do người đại diện thực hiện vượt quá phạm vi đại diện. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Thanh Huyền

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com