Theo pháp luật hiện hành hạn chế năng lực hành vi dân sự là gì

Thứ 5 , 14/11/2024, 09:07


     Những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là những người không thể tự mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự theo quy định. Họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự nhưng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là do nghiện ma túy, thuốc lắc, heroin, nghiện các chất kích thích như rượu, bia…làm cho tinh thần không ổn định, không tỉnh táo. Vậy hạn chế năng lực hành vi dân sự là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết.

Câu hỏi của bạn: 

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là gì? Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Câu trả lời của luật sư: 

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Nộp đơn ly hôn đơn phương ở đâu, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau: 

Căn cứ pháp lý:

  •  Bộ luật dân sự 2015

1. Hạn chế năng lực hành vi dân sự là gì?

     Theo điều 24 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hạn chế năng lực hành vi dân sự như sau:

Điều 24. Hạn chế năng lực hành vi dân sự

1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
2. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
     Theo đó, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là những người nghiện ma tuý hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình. Tuy nhiên, họ không đương nhiên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; Chỉ khi nào Toà án ra quyết định tuyên bố người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của những người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan thì người đó mới bị coi là bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

2. Quyền yêu cầu tuyên một người bị hạn chế năng lực hành vi dấn sự

     Về quyền yêu cầu tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quy định cụ thể tại Điều 376 của Bộ luật tố tụng dân sư 2015 như sau:

Điều 376. Quyền yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
1. Người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Người thành niên không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi do tình trạng thể chất, tinh thần nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố họ là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự.
     Như vậy, những người có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự bao gồm: 
  • Người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan.
  • Người thành niên không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi do tình trạng thể chất, tinh thần nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự.

3. Hậu quả pháp lý khi Tòa án tuyên một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

     Khi một người bị Tòa án tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, hậu quả pháp lý xảy ra như sau:
  • Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
     Khác với người mất năng lực hành vi dân sự, mọi giao dịch dân sự của họ đều do người đại diện theo pháp luật xác lập thực hiện; với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, do bản thân họ là người có năng lực hành vi dân sự nhưng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự để tránh việc phá tán tài sản của gia đình nên chỉ những giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của họ mới phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hằng ngày.
  • Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Khi những căn cứ để tuyên bố một người hạn chế năng lực hành vi dân sự không còn thì tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đó sẽ có trở lại là một người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không cần phải có người đại diện theo pháp luật nữa và có thể tự mình tham gia được tất cả các giao dịch dân sự.

4. Câu hỏi liên quan đến Hạn chế năng lực hành vi dân sự là gì

Câu hỏi 1: Người bị hạn chế hay bị mất năng lực hành vi dân sự thì có cần người giám hộ hay không?

     Theo khoản 1 điều 47 Bộ luật dân sự có nói về các trường hợp cần có người giám hộ:

Điều 47. Người được giám hộ 

1. Người được giám hộ bao gồm:

a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
c) Người mất năng lực hành vi dân sự;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
     Như vậy, ta có thể khẳng định rằng trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đều cần có người giám hộ.

Câu hỏi 2: Giao dịch dân sự của người bị bạn chế năng lực pháp luật dân sự?

     Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì họ tự hạn chế chứ không bị mất hết năng lực hành vi dân sự của mình. Thế nên họ vẫn có thể tự mình tham gia được một số giao dịch dân sự nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của họ như mua quần áo, mua đồ ăn…
     Các giao dịch dân sự của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà tài sản là bất động sản thì phải thông qua người đại diện trừ các trường hợp mà pháp luật cho phép họ tự thực hiện giao dịch. Căn cứ quy định tại điều 136 luật dân sự 2015, người đại diện theo pháp luật của cá nhân, gồm:
  • Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
  • Người đại diện theo pháp luật được Tòa án chỉ định.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Hạn chế năng lực hành vi dân sự là gì

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Hạn chế năng lực hành vi dân sự là gì và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về Hạn chế năng lực hành vi dấn sự tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

                                                                                              Chuyên viên: Ngọc Hồng

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]