Di chúc không có hiệu lực trong trường hợp nào?
Thứ 3 , 19/11/2024, 10:38
Câu hỏi của bạn:
Chào Luật sư: Luật sư cho tôi hỏi, Di chúc không có hiệu lực trong trường hợp nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư:
Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Di chúc không có hiệu lực trong trường hợp nào?. Chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn về Di chúc không có hiệu lực trong trường hợp nào? như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Dân sự 2015
1. Di chúc là gì
Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 định nghĩa di chúc như sau:
Điều 624 Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Đồng thời, di chúc có thể thể hiện dưới dạng văn bản (có người làm chứng hoặc không có người làm chứng hoặc có thể công chứng hoặc chứng thực) hoặc di chúc miệng. Có hai loại di chúc như sau:
Di chúc bằng văn bản (điều 628), bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có công chứng, Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Di chúc miệng: Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng và sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
2. Điều kiện để di chúc hợp pháp là gì?
Di chúc là văn bản ghi lại ý nguyện của người lập di chúc khi muốn phân định, định đoạt tài sản của mình sau khi qua đời, trong đó có thể để lại tài sản của mình cho người khác hoặc dành tài sản cho tổ chức khác (quyên góp từ thiện...) hoặc để thờ cúng.
Do đó, để có thể mở di chúc, áp dụng các quy định trong di chúc sau khi người để lại di chúc chết, bản di chúc đó phải hợp pháp theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm các điều kiện sau đây:
Về phía người lập di chúc: Người này phải có tinh thần minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc. Đồng thời, người này cũng kkông bị lừa dối, đe doạ hay cưỡng ép trong khi lập cũng như khi quyết định nội dung di chúc.
Ngoài ra, một số điều kiện khác áp dụng với các đối tượng khác như sau:
-
Người từ đủ 15 tuổi - chưa đủ 18 tuổi: Di chúc của đối tượng này phải lập thành văn bản, được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
-
Người bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ: Người làm chứng lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực.
Về nội dung của di chúc: Không vi phạm những quy định bị Luật cấm, không trái đạo đức xã hội.
Về hình thức của di chúc: Không trái quy định của luật. Di chúc phải lập thành văn bản, có thể có người làm chứng hoặc không, có công chứng hoặc chứng thực hoặc không và chỉ khi tính mạng bị đe doạ thì di chúc miệng mới có thể được chấp nhận nếu đáp ứng điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng:
-
Người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng trước ít nhất 02 người làm chứng.
-
Ngay sau khi người lập di chúc miệng thể hiện ý chí của mình thì người làm chứng phải thực hiện những công việc sau: Ghi chép lại, ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản được ghi chép lại; công chứng hoặc chứng thực trong 05 ngày làm việc kể từ ngày người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng.
3. Di chúc không có hiệu lực trong trường hợp nào?
Lập di chúc trái luật:
Di chúc vô hiệu khi người lập di chúc không có năng lực chủ thể lập di chúc:
-
Người lập di chúc phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Một chủ thể được coi là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khi đạt độ tuổi nhất định: Từ đủ 18 tuổi trở lên không bị các bệnh làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi (Theo Điều 20,22,24 Bộ luật dân sự 2015). Như vậy nếu chủ thể lập di chúc mà không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì di chúc sẽ vô hiệu;
-
Người lập di chúc mà dưới 15 tuổi lập di chúc; người lập di chúc là người từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi lập di chúc nhưng không được sự đồng ý của bố, me, người giám hộ sẽ dẫn đến di chúc vô hiệu.
Di chúc vô hiệu nếu khi lập di chúc người lập di chúc không minh mẫn, sáng suốt, bị lừa dối, đe dọa.
Di chúc vô hiệu khi nội dung, mục đích của di chúc vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội
Nội dung di chúc không được trái với điều cấm của pháp luật (ví dụ: chỉ định tổ chức phản động hưởng di sản thừa kế hoặc di sản để lại cho những người thừa kế quyền sử dụng vào mục đích trái pháp luật).
Di chúc vô hiệu khi không tuân thủ điều kiện về hình thức mà pháp luật quy định
Pháp luật dân sự có quy định về hình thức bắt buộc đối với từng chủ thể lập di chúc nhất định. Nếu không tuân thủ điều kiện có hiệu lực về hình thức thì di chúc sẽ vô hiệu như sau:
-
Di chúc của người từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được lập thành văn bản quy định tại khoản 2 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015;
-
Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ không có người làm chứng hoặc không lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực quy định tại khoản 3 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015.
-
Di chúc định đoạt di sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất không được công chứng, chứng thực quy định tại khoản 4 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015.
Việc áp dụng di chúc không còn phù hợp với thực tế:
-
Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
-
Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
-
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
-
Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
-
Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
-
Dhi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
4. Hỏi đáp về Di chúc không có hiệu lực trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 628 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hình thức di chúc, theo đó pháp luật không bắt buộc di chúc phải thực hiện công chứng. Mà việc công chứng chứng thực sẽ tùy vào ý chí của người lập di chúc. Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc. Bên cạnh đó, di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, trường hợp di chúc đáp ứng đủ điều kiện để di chúc hợp pháp thì di chúc không công chứng vẫn có giá trị hiệu lực.
Theo Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nội dung của di chúc, cụ thể như sau:
-
Ngày, tháng, năm lập di chúc;
-
Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
-
Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
-
Di sản để lại và nơi có di sản.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Di chúc không có hiệu lực trong trường hợp nào?
Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Di chúc không có hiệu lực trong trường hợp nào? và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về Di chúc không có hiệu lực trong trường hợp nào? tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Chuyên viên: Thục Nhi
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]