Đang vay nợ ngân hàng có được xuất cảnh hợp pháp không?

Thứ 3 , 14/02/2023, 07:19


Vấn đề xuất nhập cảnh hiện nay đang thu hút lượng lớn người quan tâm. Với nhu cầu học tập, làm việc, du lịch nước ngoài ngày càng tăng thì các thắc mắc về xuất nhập cảnh được gửi về Luật toàn quốc càng lớn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp một vấn đề pháp lý xuất hiện rất nhiều trên thực tiễn đó là đang vay nợ có được xuất cảnh hợp pháp không. 

Câu hỏi của bạn: 

     Chào Luật sư, chồng tôi có vay nợ ngân hàng một khoản khá lớn. Tuy nhiên, chồng tôi đang có dự án lớn bên Thái Lan và cần xuất cảnh. Vậy Luật sư giúp tôi tư vấn giúp tôi liệu đang vay nợ ngân hàng có được xuất cảnh không? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Câu trả lời của Luật sư: 

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Đang vay nợ ngân hàng có được xuất cảnh không, chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn về vấn đề Đang vay nợ ngân hàng có được xuất cảnh không như sau:

Căn cứ pháp lý: 

  • Luật xuất nhập cảnh 2019

1. Xuất cảnh là gì?

     Xuất cảnh thường được hiểu một cách thông dụng, nôm na là “ đi ra nước ngoài”. Theo quy định pháp luật thì xuất cảnh được định nghĩa theo khoản 1, điều 2, Luật xuất nhập cảnh 2019 như sau: 

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.

     Theo đó, xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam để tới các quốc gia khác. Công dân Việt Nam muốn xuất cảnh cần cung cấp đủ các giấy tờ xuất nhập cảnh theo quy định tại khoản 1, điều 6, Luật xuất nhập cảnh 2019 gồm:

  • Hộ chiếu ngoại giao 

  • Hộ chiếu công vụ 

  • Hộ chiếu phổ thông

  • Giấy thông hành

2. Điều kiện được xuất cảnh theo quy định của pháp luật

     Ngoài việc cung cấp đủ các giấy tờ xuất nhập cảnh hợp pháp, công dân cần thỏa mãn các điều kiện căn cứ tại điều 31, Luật xuất nhập cảnh 2019 thì được xuất cảnh theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau: 

Điều 33. Điều kiện xuất cảnh

1. Công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên;

b) Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;

c) Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.

2. Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có người đại diện hợp pháp đi cùng

     Như vậy, công dân Việt Nam được xuất cảnh khi giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng, thị thực hoặc giấy tờ xác nhận được nước đến cho nhập cảnh và không thuộc trường hợp bị cấm/không được/ bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật. 

3. Đang vay nợ ngân hàng có được xuất cảnh không

     Theo quy định của luật hiện hành thì đối tượng thuộc các trường hợp quy định tại điều 36, Luật xuất nhập cảnh 2019 thì sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh (tức là không được xuất cảnh trong thời hạn bị tạm hoãn xuất cảnh). Cụ thể như sau: 

Điều 36. Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh

1. Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

2. Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.

3. Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

4. Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

5. Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

6. Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

7. Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

8. Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.

9. Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

     Từ các quy định nêu trên thì chỉ những công dân nằm trong các trường hợp được liệt kê tại điều 36, Luật xuất nhập cảnh 2019 thì mới bị hạn chế quyền xuất cảnh. Điểm chung của hầu hết các trường hợp trên là vì công dân đó đang bắt buộc phải thực hiện một nghĩa vụ với Nhà nước hay với một cá nhân, tổ chức; hoặc vì lý do khách quan đảm bảo an toàn, an ninh quốc gia. Việc vay nợ ngân hàng nếu chưa bị Ngân hàng khởi kiện để giải quyết tranh chấp về dân sự thì công dân không bị hoãn xuất cảnh.

Hỏi đáp về vấn đề Đang vay nợ ngân hàng có được xuất cảnh không

Câu hỏi 1: Làm sao để biết mình có được xuất cảnh khi đang vay nợ ngân hàng?

     Như phân tích ở mục 3 thì công dân Việt Nam chỉ bị tạm hoãn xuất cảnh nếu như các thuộc vào những trường hợp quy định tại điều 36, Luật xuất nhập cảnh 2019. Nếu công dân thuộc các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh như trên thì sẽ không được xuất cảnh. Bên cạnh đó thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án có thẩm quyền có quyền ra quyết định cấm xuất nhập cảnh bằng văn bản và phải thông báo cho công dân. 

      Vậy nếu bạn vay ngân hàng và không nhận được thông báo bằng văn bản nào của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án có thẩm quyền thì bạn không bị hạn chế xuất cảnh. 

Câu hỏi 2: Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh là bao lâu?

     Căn cứ quy định tại điều 38, Luật xuất nhập cảnh, thời hạn tạm hoãn xuất nhập cảnh được điều chỉnh như sau:

Điều 38. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh

1. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh được quy định như sau:

a) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;

b) Trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kết thúc khi người vi phạm, người có nghĩa vụ chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này;

c) Trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 01 năm và có thể gia hạn, mỗi lần không quá 01 năm;

d) Trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 06 tháng và có thể gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 06 tháng;

đ) Trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

2. Trường hợp đã bị tạm hoãn xuất cảnh, nếu không được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh và không bị gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì đương nhiên được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.

     Vậy, đối với từng trường hợp tạm hoãn xuất cảnh khác nhau sẽ có thời hạn tạm hoãn xuất cảnh khác nhau. 

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Đang vay nợ ngân hàng có được xuất cảnh không

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Đang vay nợ ngân hàng có được xuất cảnh không và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về Đang vay nợ ngân hàng có được xuất cảnh không tới địa chỉ: lienheluattoanquoc.vn@gmail.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Luật toàn quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Ngọc Bích

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com