Chồng đánh vợ có vi phạm pháp luật không

Thứ 6 , 07/04/2023, 16:49


     Hành vi bạo lực trong gia đình hiện nay đang diễn ra ngày càng nhiều, ảnh hưởng vô cùng lớn không chỉ sức khỏe và tinh thần của người bị tác động mà còn cả về vấn đề tư tưởng, nhận thức của thế hệ tương lai và của cả xã hội. Vậy nếu bạn gặp phải trường hợp này bạn sẽ làm gì để bảo đảm quyền lợi cho mình ? Việc chồng đánh vợ có vi phạm pháp luật hay không?. Hãy cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.  

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư giải đáp như sau: Tôi và chồng đã kết hôn và có con được 5 tuổi nhưng chồng của tôi trong gần hai năm nay do tính chất công việc nên phải tiếp xúc với rượu bia rất nhiều và anh ấy có rất nhiều lần hành hung tôi. Xin hỏi phía luật sư rằng việc chồng đánh vợ có phải vi phạm pháp luật không ?

Trả lời của Luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chồng đánh vợ có vi phạm pháp luật không, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014

  • Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007.

  • Nghị Định 144/2021/NĐ-CP

  • Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn :

1. Bạo lực gia đình là gì?

     Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. 

     Đánh vợ là hành vi bạo lực do người chồng tác động vật lý lên người vợ như đánh, đấm, đá, tát, ... gây phương hại đến sức khỏe và tinh thần đối với người vợ.

     Bạo lực gia đình hiện nay xảy ra rất nhiều xuất hiện phần lớn thường xảy ra đối với các nạn nhân là nữ, nguyên nhân dẫn đến hành vi này là do hệ tư tưởng trọng nam khinh nữ, gia trưởng, bản tính vũ phu, hay do áp lực công việc hoặc cuộc sống,... nhưng chung quy lại những hành động này là vi phạm nghiêm trọng đến chủ thể bị bạo lực và là hành vi đáng lên án cần được pháp luật bảo vệ .

              

2. Chồng đánh vợ có vi phạm pháp luật không?

     Hành vi bạo hành vợ được xem là hành vi trái với đạo đức vi phạm hiến pháp và quyền tối thiểu của con người là quyền bất khả xâm phạm về thân thể được quy định tại Điều 20 Hiến pháp năm 2013:

“Điều 20.

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. 

     Căn cứ điểm h khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì để bảo vệ chế độ hôn nhân pháp luật đã quy định các hành vi bị cấm bao gồm hành vi bạo lực gia đình. :

" Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

2. Cấm các hành vi sau đây:

.....

h) Bạo lực gia đình;"

     Theo đó các hành động bạo lực gia định được quy đĩnh rõ tại Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 như sau:

  • Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
  • Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  • Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
  • Cưỡng ép quan hệ tình dục;
  • Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
  • Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
  • Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
  • Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

     Như vậy hành vi chồng đánh vợ hay được hiểu là hành vi bạo lực gia đình thuộc trường hợp bị cấm và là hành vi trái pháp luật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đời sống và tinh thần của chủ thể bị tác động và ảnh nhận thức của cả xã hội. 

               

3. Hình thức xử phạt với hành vi chồng đánh vợ.

     Tùy vào tính chất và mức độ tổn hại của người bị bạo lực mà người có hành vi bạo lực gia đình sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc cao hơn là xử lý hình sự. 

3.1. Xử phạt hành chính.

     Căn cứ theo Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, quy định về phạt hành chính đối với hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình cụ thể như sau: 

    Mức Phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

     Mức Phạt tiền từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
  • Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

     Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu 
  • Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh 

     Theo đó việc chồng đánh vợ gây xâm hại đến sức khở thành viên trong gi đình sẽ bị phạt từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng, nếu hành vi “đánh” đó gây thương tích cho người vợ, thì chồng có thể bị xử phạt hành chính. Nếu người chồng sử dụng các phương tiện, vũ khí gây thương tích nặng cho người vợ và không có biện pháp cấp cứu kịp thời không chăm sóc nạn nhân khi điều trị trấn thương trừ trường hợp nạn nhân từ chối thì sẽ bị phạt hành chính mức từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng.

3.2. Xử phạt hình sự 

     Đánh vợ được xem là hành vi cố ý gây thương tích. Vậy nên, chủ thể vi phạm hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này theo khoản 1, điều 134, Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định cụ thể như sau:

     Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
  • Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
  • Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

     Như vậy, trong trường hợp mà người chồng đánh đập người vợ mà gây thương tích thì hoàn có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác”. Cụ thể, với trường hợp chồng đánh vợ tổn thương cơ thể trên 11%. Thì người chồng sẽ bị đối mặt với việc bị xử phạt cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù. Kể cả trong trường hợp tỉ lệ tổn thương của người vợ là dưới 11% nhưng người chồng có sử dụng hung khí nguy hiểm, các hóa chất độc hại để tác động lên cơ thể người vợ thì hoàn toàn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này với mức phạt thích đáng tương ứng theo quy định của pháp luật.

4. Hỏi đáp về chồng đánh vợ có vi phạm pháp luật không ?

Câu hỏi 1: Chồng của tôi thường xuyên đánh đập và nhiều lần đuổi tôi ra khỏi nhà. Vậy chồng tôi có thể bị phạt hành chính không và phạt bao nhiêu tiền ?

     Với trường hợp của bạn thì hành vi của chồng bạn là trái pháp luật và bị xử phạt hành chính Theo Điều 59 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định Hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ như sau:

     "1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.

     2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ"

     Như vậy với hành vi của chồng bạn đối với việc thường xuyên đánh đập và đuổi bạn ra khỏi nhà thì sẽ bị phạt hành chính từ 5.000.000 đến 20.000.000 đồng tùy vào mức độ vi phạm theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 2 : Chị gái tôi thường xuyên bị chồng bạo hành nghiêm trọng, xin hỏi phía luật sư rằng việc chồng đánh vợ có phải là căn cứ để ly hôn không ?

     Căn cứ theo quy định Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

  " Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

     1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được."

    Như vậy khi đời sống vợ chồng có mâu thuẫn không thể hòa giải được thì chị gái bạn có thể nộp hồ sơ ly hôn nếu có căn cứ về việc bạo  lực gia đình trầm trọng không thể tiếp tục cuộc hôn nhân. Với điều kiện phải chứng minh được hành vi đó.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về chồng đánh vợ có vi phạm pháp luật không.

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về chồng đánh vợ có vi phạm pháp luật không. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi câu hỏi về chồng đánh vợ có vi phạm pháp luật không tới địa chỉ: lienheluattoanquoc.vn@gmail.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

   Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.                                       

     Chuyên viên: Anh Phương

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com