Cá nhân được thay đổi họ, tên trong trường hợp nào?

Thứ 5 , 14/11/2024, 09:07


     Họ, tên của một con người là phương tiện giao tiếp và sẽ gắn liền với chính bản thân họ trong cả cuộc đời. Trong luật đã khẳng định công dân có quyền có họ, tên. Trong nhiều trường hợp, cá nhân muốn thay đổi họ, tên của mình vì nhiều lý do khác nhau. Vậy thì, cá nhân được thay đổi họ, tên trong trường hợp nào?

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Tôi muốn hỏi Cá nhân được thay đổi họ, tên trong trường hợp nào. Tôi xin cảm ơn! 

Trả lời của Luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Cá nhân được thay đổi họ, tên trong trường hợp nào, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

     Thay đổi họ, tên là việc thay đổi từ họ này sang họ khác, từ tên này sang tên khác, hoặc từ họ, tên này sang họ, tên khác. 

     Trong trường hợp khi đáp ứng đủ điều kiện quy định pháp luật đề ra thì cá nhân được phép thay đổi họ tên trong giấy khai sinh.

     Theo quy định của pháp luật hiện hành thì cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.

     Căn cứ theo khoản 1 Điều 27 Bộ luật dân sự năm 2015 thì cá nhân có quyền quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

Điều 27: Quyền thay đổi họ

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định

     Như vậy, các cá nhân có quyền thay đổi họ của bản thân khi thuộc một trong những trường hợp trên. Đối với việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

     Ngoài ra, việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.

     Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Bộ luật dân sự năm 2015 thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp cụ thể sau đây:

Điều 28: Quyền thay đổi tên

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

     Như vậy, các cá nhân có quyền thay đổi họ của bản thân khi thuộc một trong những trường hợp trên. Đối với việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

     Ngoài ra, việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.

     Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định (theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 04/2020/TT-BTP, việc thay đổi họ, tên được giải quyết nếu xác định có sai sót của người đi đăng ký hộ tịch hoặc sai sót của cơ quan đăng ký hộ tịch).

Câu hỏi 1: Thay đổi tên có ảnh hưởng đến quyền thừa kế không?

     Bộ luật dân sự cũng quy định việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ. Vì thế việc thay đổi tên hay không thì bạn vẫn được xác định có quan hệ cha- con huyết thống với cha của bạn nên không ảnh hưởng đến quyền thừa kế về sau.

Câu hỏi 2: Lệ phí thay đổi họ, tên là bao nhiêu?

     Về phí thay đổi họ, tên, mỗi tỉnh sẽ có quy định riêng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành (theo Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC).

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về Cá nhân được thay đổi họ, tên trong trường hợp nào. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ. 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178