Bố mẹ ngăn cản con kết hôn bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Thứ 4 , 20/11/2024, 10:07


Xã hội ngày càng hiện đại và phát triển nên những định kiến khắt khe về hôn nhân cũng dần được loại bỏ. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn những bố mẹ ngăn cản con mình kết hôn vì những định kiến, tư tưởng lạc hậu. Vậy với việc bố mẹ ngăn cản con kết hôn sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, bố mẹ ngăn cản con kết hôn sẽ bị xử lý như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề bố mẹ ngăn cản con kết hôn sẽ bị xử lý như thế nào, chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
  • Nghị định 82/2020/NĐ-CP;
  • Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

1. Ngăn cản kết hôn là gì?

     Ngăn cản, cản trở việc kết hôn theo Khoản 10 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ.

     Hành vi ngăn cản, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, cụ thể:

  • Hành hạ: là hành vi đối xử tàn ác người lệ thuộc vào mình làm cho họ đau đớn, khổ sở về thể xác như đánh đập... tuy chưa đến mức gây thương tích hoặc tổn hại đáng kể đến sức khỏe của nạn nhân nhưng nó diễn ra một cách có hệ thống.
  • Ngược đãi: là hành vi đối xử tồi tệ người lệ thuộc mình nhằm gây ra những đau khổ tinh thần kéo dài.
  • Uy hiếp tinh thần: là hành vi đe dọa dùng vũ lực gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, tài sản hoặc dùng uy lực đe dọa sẽ không cho hưởng lợi ích quan trọng nào đó khiến cho người bị đe dọa có căn cứ lo lắng.
  • Yêu sách của cải: là hành vi đòi hỏi của cải như một trong các điều kiện bắt buộc để được kết hôn, ví dụ: cố tình thách cưới cao hơn bình thường khiến cho bên kia không thể đáp ứng được để lấy cớ đó không cho kết hôn.
  • Những thủ đoạn khác: là những thủ đoạn bất hợp pháp khác có tính chất tương tự như các thủ đoạn nói trên.

     Hành vi cản trợ hôn nhân tự nguyện theo một trong các thủ đoạn trên chỉ bị coi là phạm tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện theo Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 khi người thực hiện hành vi đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn tiếp tục thực hiện hành vi này.

     Người phạm tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là người có hành vi xâm phạm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ - một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

     Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình

       1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

     2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

     3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.

    4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

     5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.

2. Điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật

     Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 việc nam, nữ kết hôn không phụ thuộc vào sự đồng ý của bố mẹ nhưng cần tuân theo các điều kiện sau đây:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại Điểm a, b, c và d Khoản 2 Điều 5 của Luật này.

     Chú ý: Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

3. Bố mẹ ngăn cản con kết hôn bị xử lý như thế nào?

     Quyền kết hôn là một trong những quyền nhân thân quan trọng gắn với mỗi người, đồng thời pháp luật đã định ra những nguyên tắc, điều kiện kết hôn phù hợp với chế độ chính trị, văn hóa, phong tục, tập quán và tôn giáo. Trường hợp bố mẹ ngăn cản con kết hôn sẽ bị xử lý như sau:

   a. Xử phạt hành chính

     Căn cứ Khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định:

     Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

     1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

     a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

     b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

     c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

     d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

     đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.

     Như vây, bố mẹ khi ngăn cản, cản trở con kết hôn sẽ bị phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

   b. Truy cứu trách nhiệm hình sự

     Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện được quy định tại Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

     Điều 181. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện

     Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

     Theo đó, bố mẹ ngăn cản, cản trở con kết hôn sẽ phải đối mặt với hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

4. Hỏi đáp về bố mẹ ngăn cản con kết hôn bị xử lý như thế nào

Câu hỏi 1: Trường hợp bị cha mẹ cấm cản không được kết hôn với nhau nhưng con cái vẫn yêu thương mà muốn bên nhau thì có được quyền tự đăng ký kết hôn không?

     Căn cứ: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

     Việc kết hôn dựa trên sự tự nguyện của con cái, vậy nên việc cha mẹ không đồng ý không phải là yếu tố quyết định việc có được đăng ký kết hôn của con hay không. Con cái có quyền tự đăng ký kết hôn nếu đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không thuộc trường hợp cấm theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 2: Phong tục bắt vợ có phạm vào tội cưỡng ép kết hôn hay không?

     Căn cứ: Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

     Phong tục bắt vợ thường diễn ra ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đây được coi là một nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc đó. Phong tục này nếu diễn ra mà không có biểu hiện thể hiện sự đồng ý của các bên liên quan thì người thực hiện hành có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội bắt giữ người trái pháp luật và người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù có thời hạn.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về bố mẹ ngăn cản con kết hôn bị xử lý như thế nào

Tư vấn qua Tổng đài 19006178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về bố mẹ ngăn cản con kết hôn bị xử lý như thế nào..Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về bố mẹ ngăn cản con kết hôn bị xử lý như thế nào. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Hồng Anh

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]