Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Thứ 3 , 09/04/2024, 17:25


Tranh chấp hợp đồng liên quan đến chuyển nhượng phần vốn góp là một trong những loại tranh chấp hợp đồng phổ biến. Tuy nhiên, nếu không biết cơ quan có thẩm quyền để nộp đơn giải quyết thì sẽ gây mất thời gian của người khởi kiện. Bài viết sau sẽ giải đáp câu hỏi về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

1. Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là gì?

     Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt cổ phần của các cổ đông tại công ty cổ phần.

     Việc chuyển nhượng cổ phần sẽ không làm thay đổi vốn điều lệ của công ty bởi số lượng cổ phần được bảo toàn, không tăng lên hay giảm đi mà chỉ chuyển từ đối tượng sở hữu này sang đối tượng sở hữu khác.

2. Những tranh chấp chuyển nhượng cổ phần phổ biến

     Việc nền kinh tế ngày càng phát triển sẽ kéo theo các công ty được thành lập ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng cho phép cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần, tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyển nhượng do đó việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần ngày càng tăng.

     Trên thực tế, các cá nhân hoặc doanh nghiệp sẽ gặp vướng mắc và dẫn đến tranh chấp chủ yếu là ở phần hình thức hợp đồng. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng, thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền ký (Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020).

     Ngoài ra, một trong những nguyên nhân chủ yếu là do ý chí chủ quan của các bên trong hợp đồng dẫn đến tranh chấp về nội dung mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Ví dụ như Trong hợp đồng đã quy định cụ thể giá chuyển nhượng hợp đồng, thời hạn thanh toán,… nhưng một trong hai bên vẫn cố tình không thực hiện hợp đồng dẫn đến xảy ra tranh chấp giữa các bên.

3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

     Theo quy định của pháp luật hiện hành, tại khoản 3 Điều 26 và khoản 3,4 Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, cụ thể: 

Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

Điều 30. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

     Cụ thể, cũng trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015, tại điểm a Khoản 1 Điều 37 có quy định rằng Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sơ thẩm giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này. Theo đó, Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng cổ phần ở cấp sơ thẩm.

4. Hỏi đáp về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Câu hỏi 1. Các nội dung cần có trong hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là gì?

     Những nội dung cần có trong hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là:

  • Thông tin về chủ thể ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;

  • Đối tượng của hợp đồng;

  • Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán;

  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;

  • Hiệu lực của hợp đồng;

  • Giải quyết tranh chấp.

  • Một số điều khoản khác do các bên thỏa thuận.

Câu hỏi 2. Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có phải công chứng không?

     Khoản 2 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

     Theo khoản 2 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc chuyển nhượng cổ phần như sau:

Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

     Như vậy, pháp luật doanh nghiệp không bắt buộc Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần phải công chứng, chứng thực mà chỉ cần có chữ ký của các bên.

Bài viết liên quan:

     Để được tư vấn thêm những thông tin cần thiết về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 19006178 để được hỗ trợ nhanh nhất!
     
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Trần Bảo Ngọc

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com